Bị kiểm duyệt, phim mới của đạo diễn Trương Nghệ Mưu phải xóa tên tác giả

Chia sẻ Facebook
14/07/2022 19:32:03

Bộ phim "One Second" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sau khi bị ĐCSTQ kiểm duyệt đã được công chiếu, tên tác giả gốc Nghiêm Ca Linh cũng đã xóa.

Nhà văn người Mỹ gốc Hoa Nghiêm Ca Linh (Yan Geling) đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chặn toàn diện vì bà nói một câu rằng “ông Tập Cận Bình là kẻ buôn người” trong vụ việc “ người phụ nữ bị xích cổ ” ở Từ Châu. Là tác giả gốc của bộ phim “Một giây” (One Second) do ông Trương Nghệ Mưu làm đạo diễn, tên của bà Nghiêm cũng đã bị xóa khỏi bộ phim.

Đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu (Ảnh: Matteo Chinellato / Shutterstock)


Bộ phim “One Second” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu hiện đang được chiếu tại các rạp quốc tế. Bộ phim này được chuyển thể từ tiểu thuyết “ Lục Phạm Yên Thức ” (The Criminal Lu Yanshi) của nhà văn người Mỹ gốc Hoa Nghiêm Ca Linh. Do ĐCSTQ cấm bà Nghiêm Ca Linh, nên tên của bà cũng bị xóa khỏi phim và áp phích quảng bá.

“One Second”

“Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là phạm tội”, “Đừng tiếp tục ăn cắp tác phẩm của tôi”, “Quyền lợi của tác giả chính là nhân quyền”, “Chấm dứt kiểm duyệt kiểu Trung Quốc tại Đức”

“phim không có tác giả”


Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài Á Châu Tự Do, ông Lawrence A. Walker tiết lộ rằng ngay từ năm 2011, ông Trương Nghệ Mưu và bà Nghiêm Ca Linh đã ký một thỏa thuận bản quyền về tiểu thuyết “Lục Phạm Yên Thức”. Vào tháng 2/2019, đoàn làm phim của bộ phim “One Second” đến Berlin tham gia liên hoan phim, họ đã gặp mặt bà Nghiêm Ca Linh, mong chờ bộ phim tranh giải Gấu Vàng, thậm chí họ còn cùng nhau bước trên thảm đỏ. Tuy nhiên, bộ phim “One Second” đột ngột rút khỏi Liên hoan phim một giờ trước khi giới truyền thông xem phim, và tuyên bố là vì “lý do kỹ thuật”. Kể từ đó, bộ phim liên tục bị trì hoãn, và cuối cùng được công chiếu vào tháng 11/2020 sau khi ông Trương Nghệ Mưu sửa bộ phim nhiều lần và xóa nội dung theo yêu cầu của chính quyền ĐCSTQ.

Điều kỳ lạ là sau khi phim được chính quyền kiểm duyệt và cho phép công chiếu, lời cảm ơn tới bà Nghiêm Ca Linh ở  cuối phim cũng bị xóa.


Ngoài việc yêu cầu ông Trương Nghệ Mưu và công ty sản xuất khôi phục chữ ký, ông Lawrence A. Walker gần đây cũng đã liên hệ với Hiệp hội các nhà biên kịch Hollywood mà bà Nghiêm Ca Linh trực thuộc; công ty ‘Wild Bunch of Paris’ ở Pháp, phân phối toàn cầu cho bộ phim “One Second “; Nhà phân phối truyền thông phát trực tuyến MUBI của Mỹ; và Liên hoan phim Toronto của Canada; Liên hoan phim quốc tế San Sebastian ở Tây Ban Nha, v.v., yêu cầu các tổ chức này cấm chiếu và phân phối ra nước ngoài các phim không tôn trọng quyền của tác giả. Sau đó, MUBI đã âm thầm thêm phần giới thiệu về bà Nghiêm Ca Linh với tư cách là tác giả nguyên tác trên trang web chính thức của mình.


Ông Lawrence A. Walker cho biết, hơn 2 năm trước, khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Vũ Hán, khi đó người thổi còi Lý Văn Lượng qua đời, nhà văn Phương Phương bị đàn áp, bà Ngiêm Ca Linh đã viết bài đả kích ĐCSTQ che giấu sự thật dịch bệnh “Giấu giấu giấu”. Sau đó, ĐCSTQ đã bí mật dừng các dự án phim liên quan đến bà Nghiêm Ca Linh, nhưng bà vẫn không ngừng lên tiếng về những sự việc tồi tệ đã xảy ra ở Trung Quốc. Sau khi giảng viên Tống Canh Nhất của Trường nghề Chấn Đán Thượng Hải (Shanghai Zhendan Vocational College) bị sinh viên tố cáo vì nội dung bài giảng “Phỏng vấn tin tức ”, bà Nghiêm Ca Linh đã viết bài “Nghĩ về việc tố cáo” . Cách đây không lâu, bà cũng viết bài “Mẹ ơi, Mẹ” liên quan đến vụ việc “ người phụ nữ bị xích cổ “ ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô.

Từ vụ ‘bà mẹ 8 con bị xích cổ’, đến nạn buôn bán phụ nữ tại Trung Quốc


Ông Lawrence A. Walker cho rằng các bài viết của bà Nghiêm Ca Linh được dịch ra nhiều nhiều thứ tiếng và lan truyền, điều này khiến ĐCSTQ lo sợ, vì vậy cái tên “ Nghiêm Ca Linh ” đã trở thành một từ nhạy cảm.


Bà Nghiêm Ca Linh cho biết, với tư cách là một nhà văn từng nhiều lần hợp tác với ông Trương Nghệ Mưu, bà hiểu hoàn cảnh của ông Trương là “nạn nhân” của hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ. Tuy nhiên, bà không thể chấp nhận việc ông Trương Nghệ Mưu là người sáng tạo, nhưng lại đánh mất sự đồng cảm trong vụ việc này mà một mực chọn cách trốn tránh.


Theo Diệc Gia, Epoch Times

Ông Trương Nghệ Mưu lại nói điềm gở tại lễ bế mạc Olympic Bắc Kinh 2022 Đạo diễn Trương Nghệ Mưu hồi khai mạc đã làm xôn xao dư luận khi sử dụng một câu thơ "kém may mắn" để kể "câu chuyện bông tuyết".

Chia sẻ Facebook