Bi kịch chiến thần Lang Lăng Vương và nguồn gốc của Vu tộc
Chiến thần Lang Lăng Vương luôn phải đeo mặt nạ ra chiến trường vì có dung mạo tuấn tú. Nhiều người còn biết đến ông qua mối tình sâu đậm với Dương Tuyết Vũ – một người thuộc Vu tộc.
Chiến Thần Lang Lăng Vương
Lang Lăng Vương có tên tự là Cao Trường Cung. Năm 550, Cao Dương soán ngôi nhà Đông Ngụy lập ra nhà Bắc Tề. Cao Trường Cung là một trong những tướng lĩnh xuất sắc của thời kỳ này.
Cao Trường Cung có khuôn mặt tuấn tú, làn da trắng muốt như con gái, không thích hợp lắm với việc chinh chiến và thống lĩnh quân đội, do đó ông đã đeo một chiếc mặt nạ gỗ hung tợn, nhằm gây dựng uy thế trên chiến trường, tạo nên hình ảnh một vị tướng quân vô cùng khác lạ.
Sử sách ghi chép, Lang Lăng Vương có “vẻ ngoài hiền lành, nội tâm mạnh mẽ, giọng nói và dung mạo đều đẹp đẽ, làm tướng cần mẫn chu đáo, mỗi khi có gì ngon ngọt, chút ít hoa quả cũng chia sẻ với binh sĩ” .
Nhờ chiến tích vang dội và sự tận tâm, Cao Trường Cung nhận được sự yêu mến ủng hộ của binh sĩ và nhân dân, nhưng cũng vì thế mà Hậu Chủ Bắc Tề Cao Vĩ lo sợ Trường Cung âm mưu đoạt quyền lực.
Đến năm 573, Hậu Chủ ban rượu độc cho Cao Trường Cung. Trước khi chết, ông đã đem hết giấy nợ của người dân đốt đi.
Vu nữ và nguồn gốc vu thuật
Trong tác phẩm Lan Lăng Vương, Cao Trường Cung có mối tình sâu đậm với Dương Tuyết Vũ, một cô gái được xưng là thiên nữ thuộc dòng tộc vu nữ có năng lực bói mệnh, bốc thuốc. Thiên hạ lưu truyền câu nói “Ai có được thiên nữ, kẻ đó có thiên hạ”.
Ban đầu Tuyết Vũ cùng bà nội sống ẩn mình trong một ngôi làng bị phong ấn bằng bùa chú, chỉ ai được phép mới có thể tìm thấy và vào được ngôi làng này.
Câu nói “Ai có được thiên nữ, kẻ đó có thiên hạ” và nhân vật Tuyết Vũ không biết có thật hay không, nhưng truyền thuyết về vu nữ lại có nguồn gốc rất sâu xa. Vu nữ là từ dùng để chỉ những người phụ nữ sở hữu năng lực đặc biệt, mà ngôn ngữ thông dụng hiện nay gọi là phù thủy. Năng lực của vu nữ được gọi là vu thuật. Vậy cái chết của Lang Lăng Vương có liên quan đến vu thuật không? Liệu loại tà thuật này còn tồn tại đến ngày nay?
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết trong video bên dưới:
Từ Khóa :