Bí ẩn bầy chó hoang vẫn sống, sinh con đẻ cái ở Chernobyl
Hơn 36 năm sau vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, những chú chó hoang vẫn lang thang giữa những tòa nhà đổ nát và xung quanh Nhà máy Chernobyl.
Bằng cách nào đó, những chú chó hoang ở khu vực thảm họa hạt nhân Chernobyl, Ukraine vẫn có thể tìm thức ăn, sinh sản và sống sót.
Các nhà khoa học hy vọng việc nghiên cứu những con chó này cũng có thể dạy cho con người những bài học mới về cách sống trong những môi trường khắc nghiệt nhất, suy thoái nhất.
Chó hoang tại Chernobyl có khác biệt về DNA
Theo Đài Fox News ngày 4-3, nghiên cứu đầu tiên về những chú chó này mới đây đã được tạp chí khoa học Science Advances công bố.
Nghiên cứu theo dõi 302 chú chó hoang sống trong khu vực phong tỏa sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân.
quần thể chó có mức độ phơi nhiễm phóng xạ khác nhau có thể khác biệt về mặt di truyền so với nhau, cũng như so với những con chó khác trên toàn thế giới.
Nhà di truyền học Elaine Ostrander của Viện Nghiên cứu bộ gene người quốc gia, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng họ "đã có cơ hội vàng" để đặt nền tảng cho việc trả lời một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để bạn tồn tại trong một môi trường thù địch như thế này trong 15 thế hệ?
Môi trường của Chernobyl sau sự cố nhà máy hạt nhân đặc biệt khắc nghiệt. Vào ngày 26-4-1986, vụ nổ và hỏa hoạn tại nhà máy điện này đã phát tán bụi phóng xạ phun vào khí quyển.
Ba mươi công nhân đã thiệt mạng ngay sau đó, trong khi số người chết do nhiễm độc phóng xạ được ước tính lên tới hàng nghìn người.
Nghiên cứu trong tương lai
Các nhà nghiên cứu cho biết hầu hết những con chó mà họ đang nghiên cứu có thể là hậu duệ của những con vật cưng mà cư dân buộc phải bỏ lại khi sơ tán.
Ông Mousseau đã làm việc ở khu vực Chernobyl từ cuối những năm 1990 và bắt đầu thu thập máu từ những con chó tại đây vào khoảng năm 2017. Một số con chó sống trong nhà máy điện, những con khác sống cách đó khoảng 14km hoặc 45km.
Theo nhà di truyền học Elaine Ostrander, thông qua DNA, họ có thể dễ dàng xác định những con chó sống ở những khu vực có mức độ phơi nhiễm phóng xạ cao, thấp và trung bình.
"Đây là một cột mốc quan trọng đối với chúng tôi. Và điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi thậm chí có thể xác định được các bầy khác nhau ", nữ chuyên gia nói, đồng thời cho hay họ đã xác định được khoảng 15 bầy chó khác nhau.
Bây giờ các nhà nghiên cứu có thể bắt đầu xem xét những thay đổi trong DNA của những con chó hoang này.
Tiến sĩ Kari Ekenstedt, bác sĩ thú y giảng dạy tại Đại học Purdue và không tham gia vào nghiên cứu, cho biết đây là bước đầu tiên để trả lời các câu hỏi quan trọng về việc tiếp xúc liên tục với mức độ phóng xạ cao hơn ảnh hưởng đến động vật có vú lớn như thế nào.