Bệnh tật và tế bào ung thư thường "trú ngụ" tại 1 vật quen thuộc trong bếp, tưởng vô hại nhưng lại bẩn không kém gì bồn cầu

Chia sẻ Facebook
02/05/2022 20:47:22

Vật dụng này bếp nhà nào cũng có, lại không được lau rửa thường xuyên nên bẩn cực kỳ, chứa đầy tế bào gây bệnh.

Dù ở bất kỳ gia đình nào thì bếp luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Gian bếp chính là biểu tượng của tổ ấm và sự gắn kết của cả gia đình. Vậy nên, nơi đây luôn được nhiều bà nội trợ dành phần lớn thời gian và tâm huyết để nấu những bữa cơm chất lượng nhất, giúp cả nhà nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên trong nhà bếp luôn hiện diện những vật đại bẩn, ảnh hưởng đến quá trình chế biến dù chúng ta đã tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong số đó phải kể đến hộp đựng dao, rất ít khi được lau rửa thường xuyên nên hay bám lại vô vàn vi khuẩn. Nếu để lâu không vệ sinh sẽ trở thành vật dụng bẩn nhất trong bếp.

Nhà bếp là nơi trú ngụ nhiều vi khuẩn gây hại nếu không vệ sinh đúng cách

Hộp đựng dao – tưởng sạch nhưng bẩn không thua gì bồn cầu

Chúng ta thường dùng dao để thái nhiều loại thực phẩm khác nhau, khiến chúng dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu chưa vệ sinh dao sạch sẽ mà đặt lại vào hộp đựng dao, vật dụng này sẽ tích tụ hàng trăm nghìn vi khuẩn và sinh sôi nhanh chóng. Từ đó khiến vi khuẩn bám chặt vào dao, mỗi lần thái sẽ nhiễm sang đồ ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình.

Bên cạnh đó, những chiếc hộp đựng dao thường có nhiều ngăn và khá sâu, khiến việc vệ sinh không hề đơn giản. Chưa kể chúng còn dễ bị đọng nước và tích tụ bụi bẩn, cộng thêm môi trường ẩm ướt và tối tăm trong bếp… khiến hộp đựng dao bẩn kinh khủng. Nếu lâu không vệ sinh thì còn nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu.

Hộp đựng dao cực bẩn nhưng nhiều người vẫn không hề hay biết


Theo Consumer Reports – Tổ chức Tiêu dùng phi lợi nhuận ở Mỹ, hộp đựng dao bằng gỗ còn là nơi sản sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Khi sử dụng lâu ngày, hộp sẽ bị nứt vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào, nếu bị ẩm ướt còn tạo nên nấm mốc và độc tố aflatoxin gây ung thư cấp độ 1 được WHO cảnh báo.

Cần vệ sinh hộp đựng dao như thế nào?

Rất nhiều người thường chủ quan không rửa dọn hộp đựng dao vì không thấy nó bẩn. Nhưng thực tế vật dụng này còn chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn tưởng. Theo Allan Rathey – Giám đốc Viện Cơ sở Vật chất Mỹ (HFI), chị em cần vệ sinh hộp đựng dao 1 tuần/lần nếu sử dụng thường xuyên.

Quy trình vệ sinh cụ thể như sau: Lấy hết dao ra rồi rửa sạch hộp bằng xà phòng và nước nóng, chà sạch các khe đặt dao bằng bàn chải hoặc chất tẩy nhà bếp. Sau khi thấy sạch sẽ và không còn trơn nhớt, rửa hộp với nước lần cuối rồi lau khô, úp ngược xuống và phơi ở nơi thoáng mát.

Bạn cần vệ sinh hộp đựng dao thường xuyên kẻo vi khuẩn tích tụ lại


Hầu như mọi vật dụng đều có hạn sử dụng, càng dùng lâu càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu phát hiện thấy hộp đựng dao có dấu hiệu nứt vỡ, mốc đen nhiều… thì bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Cách vệ sinh dao kéo để tránh bị nhiễm khuẩn

Nhìn chung, điều khiến cho hộp đựng dao dễ bị nhiễm khuẩn nhất chính là do chưa vệ sinh dao đúng cách. Dao là dụng cụ cần dùng hàng ngày khi làm bếp, cho nên việc lau rửa và bảo quản là điều cần phải làm để kéo dài hạn sử dụng, cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

Bạn sẽ khó vệ sinh dao nếu vết bẩn bám quá lâu trên lưỡi dao kéo. Vậy nên hãy rửa sạch ngay sau khi sử dụng, nhớ lau khô bằng khăn để tránh rỉ sét. Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn hãy ngâm dao trong nước khoảng 1-2 phút rồi chùi lại bằng nước rửa chén. Không ngâm quá lâu vì sẽ làm dao hư hỏng.

Nên vệ sinh dao sạch sẽ sau khi dùng để tránh vi khuẩn phát triển


Thêm vào đó, hãy mua thêm những hộp đựng dao riêng để tránh đặt dao chung với các dụng cụ khác, giúp dao đỡ bị mòn vì va chạm. Ngoài ra hãy dùng từng loại dao khác nhau để phục vụ theo nhu cầu riêng. Ví dụ dao cắt hoa quả riêng và cắt thịt cá riêng… để thực phẩm không bị lây nhiễm chéo.


Theo Insider, Tasteofhome


Theo Minh Võ

Theo Trí thức trẻ

Chia sẻ Facebook