Bệnh nhân ung thư phổi tại Đại Lục ngày càng trẻ hóa, vắc-xin COVID lại bị réo tên
Theo các báo cáo trên Internet, bệnh nhân ung thư phổi ở Trung Quốc Đại Lục ngày càng trẻ hóa.
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
Theo các báo cáo trên Internet, bệnh nhân ung thư phổi ở Trung Quốc Đại Lục ngày càng trẻ hóa. Thậm chí cả thanh thiếu niên cũng không thoát, nhiều trẻ em không may mắc phải các nốt mờ phổi đơn độc do ung thư phổi gây ra. Nhiều người liên tưởng đến chất lượng vắc-xin đáng lo ngại của Trung Quốc.
Một số cư dân mạng Đại Lục đã trực tiếp chỉ trích rằng sự bùng phát của bệnh ung thư phổi và các nốt mờ phổi hiện nay 100% là do vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Ngày 19/8, tài khoản Weibo “Nhóm tìm bạn đời miễn phí không vắc-xin – Lão Lưu Sơn Đông” đã đăng: “Tin trọng đại: Sự bùng phát ung thư phổi và các nốt mờ phổi hiện nay có liên quan đến điều gì? Đừng hỏi tôi, chỉ cần nhìn vào bình luận của mọi người trên Douyin.”
Thông qua cuộc thảo luận sôi nổi, cư dân mạng Đại Lục trên Douyin đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của vắc-xin COVID đối với việc các bệnh như ung thư phổi đang trẻ hóa.
Có người nói rằng nhiều người trẻ tuổi cũng bị ung thư phổi: “Tôi thực sự không hiểu vì sao lại có nhiều người bị bệnh ung thư phổi như vậy! Ngày càng trẻ hóa! Hơn nữa, họ đều không hút thuốc và không uống rượu.”
Một số cư dân mạng trả lời: “Chắc là do COVID-19 hoặc vắc-xin COVID-19”; “Ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm và áp lực cuộc sống cao”.
Có người nói rằng số người bị nốt phổi mờ cũng không ít: “Rất nhiều người xung quanh tôi bị nốt phổi mờ đều không hút thuốc và không biết vì sao lại mắc bệnh. Thật khủng khiếp, bây giờ ung thư phổi quá nhiều!”
Một số cư dân mạng cho rằng: “Sau khi dương tính, toàn bộ phổi đều nổi nốt mờ”; “Đều là do tiêm vắc-xin COVID”; “Đều là do tiêm phòng dịch COVID gây ra”.
Có người nói rằng nhiều trẻ em cũng bị nốt phổi mờ: “Hy vọng sẽ không ai nổi nốt phổi mờ, hãy buông tha cho trẻ em. Sao nhiều trẻ em lại mọc nốt phổi mờ, cha mẹ chúng sẽ đau đớn đến nhường nào?”
Một số cư dân mạng đáp lại: “Buông tha ư? Làm sao mà buông tha được? Trong đợt dịch, trẻ em đều bị tiêm vắc-xin COVID”; “Người Trung Quốc không nên làm hại người Trung Quốc”.
Một số cư dân mạng cũng cho biết: “Ngay cả các chuyên gia cũng than thở rằng bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa và thanh thiếu niên cũng không ngoại lệ.”
“Tôi cảm thấy rằng nhiều bệnh có liên quan mật thiết đến các chất phụ gia trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc và việc bảo quản thuốc.”
“Tôi bị nổi nốt phổi mờ sau mũi tiêm thứ 3, một năm sau thì bị ung thư.”
Bên cạnh tình trạng trẻ hóa ung thư phổi, một bộ phận không nhỏ tố cáo người dân bị ung thư máu là do tiêm vắc-xin COVID.
Hồi tháng 5, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, một nhóm bệnh nhân ung thư bạch cầu từ hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung Quốc đã gửi 2 bức thư ngỏ liên tiếp, tố cáo họ mắc bệnh bạch cầu do tiêm vắc-xin COVID của Trung Quốc.
Bị bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc, bệnh nhân “chỉ đành chờ chết”
Khi đi khởi kiện, họ không chỉ bị đàn áp nhằm duy trì sự ổn định xã hội, mà còn được thông báo rằng dẫu có tìm tới các phóng viên, truyền thông cũng sẽ không được đưa tin. Luật sư cũng không sẵn sàng đại diện cho họ trong các vụ kiện.
Theo báo cáo, họ đến từ mọi tầng lớp, có độ tuổi từ 3 đến hơn 70 tuổi, chủ yếu tiêm vắc-xin của Sinovac, và hầu hết đều có vấn đề sau mũi tiêm thứ 2.
Những người khiếu nại tuyên bố rằng họ có sức khỏe tốt trước khi tiêm chủng và không có tiền sử gia đình về bệnh di truyền. Người ta ước tính một cách thận trọng rằng số người đột nhiên mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin COVID lên đến hơn 10.000 người.
Bị bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc: Đường đòi quyền lợi xa diệu vợi
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh ở Trung Quốc, chính quyền đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ép buộc người dân tiêm vắc-xin COVID. Thậm chí những người từ chối tiêm sẽ không được phép tham gia giao thông.
Theo các báo cáo, cảnh hỗn loạn ép tiêm vắc-xin COVID diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Tiêm chủng trở thành một chỉ số thành tích của chính quyền địa phương.
Có người dân ở Hà Nam vì từ chối tiêm vắc-xin đã bị bị cảnh sát triệu tập. Công chức ở Hồ Nam được yêu cầu phải đưa ít nhất 2 người đi tiêm. Ngoài ra, còn có những vụ ép người đưa đi tiêm xuyên quận ở Nam Kinh.
Tại Thanh Hải người dân bị ép phải tiêm vắc-xin COVID, nếu không họ sẽ ngừng trợ cấp sinh hoạt phí. Tiêm vắc-xin COVID đã trở thành nhiệm vụ chính trị khiến dư luận bất bình.
Lý Mộc Tử / Vision Times
Bị bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc, bệnh nhân “chỉ đành chờ chết"
Một bức thư ngỏ của nhóm người nói rằng sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới trong nước Trung Quốc sản xuất, họ đã bị mắc bệnh bạch cầu.