Bệnh nhân BHYT khám chữa bệnh phải đi mua thuốc ngoài, quyền lợi tính ra sao?

Chia sẻ Facebook
17/06/2022 02:23:29

Trước thực trạng thiếu thuốc xảy ra, người bệnh đóng tiền mua BHYT nhưng khi đi khám bệnh lại không được hưởng quyền lợi của mình.

Trước thực trạng thiếu thuốc hiện nay, người bệnh đóng tiền mua BHYT nhưng khi đi khám chữa bệnh lại không được hưởng quyền lợi của mình. Vậy, bệnh nhân BHYT phải đi mua thuốc ngoài, quyền lợi của họ tính sao?


Vì sao thiếu thuốc?

Theo TS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E, Hà Nội, tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế hiện nay gây bức xúc dư luận bởi nó thiếu trên toàn hệ thống. Nếu trước đó, bệnh viện thi thoảng thiếu một vài loại thuốc, một vài loại vật tư y tế nhưng nó xảy ra nhỏ lẻ, thì hiện tại, bệnh viện ở đâu cũng thiếu.

Bản thân các bác sĩ cũng không biết làm gì giúp người bệnh. Nhiều bác sĩ cũng là bệnh nhân và họ cũng đang phải chịu tình trạng chung tự mua thuốc, vật tư tiêu hao điều trị bệnh của mình như vậy chứ không riêng gì người dân.

Bác sĩ Hựu cho biết bản thân ông làm lãnh đạo nhưng không phải vì sợ mà không đấu thầu, không dám làm gì vì sợ sai. Thực tế, để đấu thầu sản phẩm thì cần 4 – 5 tháng từ thống kê, dự trù của khối chuyên môn lên bộ phận dược, vật tư và qua xem xét hồ sơ thầu, liên hệ đơn vị trúng thầu cung ứng thầu.

Đấu thầu thành công cũng chưa thể chắc chắn rằng sẽ có thuốc, có vật tư y tế ngay vì nhà cung ứng thiếu hàng, họ không có hàng sẵn cung ứng cho gói thầu.

TS Nguyễn Công Hựu chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

BS Hựu cho rằng nhiều sản phẩm chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp phân phối vì ảnh hưởng của đại dịch việc sản xuất hay nhập khẩu, phân phối không kịp. Lúc đó, bệnh viện cũng không biết lấy ở đâu ra.

Nếu trước đây tình trạng thiếu thuốc, vật tư, bệnh viện có thể "vay" của các đơn vị cung ứng và tổ chức đấu thầu có hàng trả lại họ. Nhưng hiện tại thì không linh động được như vậy nữa. Bác sĩ Hựu lấy ví dụ trong dịch Covid-19, bệnh viện đấu thầu khoảng 5.000 kít test và ngày đầu dùng khoảng vài chục test tăng dần tăng dần và lên tới cả nghìn kít mỗi ngày. Cả gói thầu chỉ dùng vài ngày là hết. Bệnh viện hết thầu cũng đau đầu tính toán làm sao để có kít test cho người bệnh vì nếu xảy ra dịch thì bệnh viện cũng phải chịu trách nhiệm điều đó.

Đi vay – bài toán linh động trước đó vẫn dùng nhưng hiện tại thì khó. Giá kít test thay đổi lúc đi vay 500 nghìn đồng/cái sau đó trượt giá. Qua đấu thầu lại cũng qua quy trình như vậy, tới khi có hàng trả “chỗ vay” thì kít test chỉ còn 100 nghìn đồng? Sẽ trả đơn vị cho vay như thế nào? Câu hỏi này lãnh đạo cũng đau đầu – BS Hựu chia sẻ.

Hiện tại việc thiếu thuốc, vật tư không chỉ người bệnh thiệt thòi, tốn kém tiền mua thuốc, vật tư ngoài mà bệnh viện cũng thất thoát. Bệnh nhân không mua thuốc được ở bệnh viện trong khi đó bệnh viện hoạt động tự chủ phải tự chi từ tiền điện, nước. Mỗi bệnh nhân chi trả ra bên ngoài vài trăm nghìn, cả nghìn bệnh nhân cũng là khoản tiền lớn.

Bác sĩ Hựu cho biết chưa kể mô hình bệnh tật thay đổi. Năm trước, bệnh viện dự trù khoảng 1000 viên thuốc đặc trị thì năm nay bệnh nhân tăng, cần tới 1500, thiếu phải chờ đấu thầu bổ sung.

Trong điều kiện hiện nay, BV vẫn đang làm thầu để khắc phục tình trạng thiếu thuốc này. Thầu đã xong nhưng cũng chưa dám chắc không thiếu thuốc. Tất cả các thủ tục hành chính bệnh viện cố gắng đẩy nhanh nhưng vẫn có điều kiện khách quan không thể triển khai được.


Quyền lợi của người bệnh ra sao?

Người bệnh mua bảo hiểm y tế, khi đi khám bệnh vẫn phải mua thuốc vậy quyền lợi của người bệnh sẽ ra sao? Đây là câu hỏi khó ngay cả bản thân TS Hựu cũng không biết trả lời như thế nào?

Bản thân bác sĩ, điều dưỡng chỉ biết giải thích với người bệnh để họ chia sẻ với bệnh viện. Ví dụ, một vài bệnh viện có bệnh nhân ghép tạng, cần thuốc thải ghép phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện còn thuốc để theo dõi điều trị. Điều đó, bệnh nhân cũng không thích nhưng bệnh viện cũng không biết làm thế nào?

Nhiều ý kiến lại cho rằng bệnh nhân đi khám bệnh, nếu không có thuốc ở bệnh viện thì mua thuốc và mang hóa đơn để cơ quan bảo hiểm trả lại chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, khi đó bệnh nhân lại làm thay cho cơ quan dược và cũng không dễ dàng vì cơ chế thanh toán lại. Hoặc bệnh viện xuất tiền trả cho người bệnh rồi BHYT trả lại cho người bệnh phần tiền kia thì cũng quá khó và nó trở thành trào lưu thì cũng rất “dở”.

Nhiều nhân viên y tế làm việc trực tiếp với người bệnh họ cũng nghe những lời phàn nàn, trách móc, xung đột thậm chí có thể xảy ra bạo hành. BS Hựu cho rằng bệnh viện không né tránh và có những thuốc không thể có thì bệnh nhân nên chia sẻ.

TS Hựu cũng họp với khoa dược, phòng vật tư để tìm hiểu xem tình trạng thuốc men, vật tư thiếu như thế nào để có giải pháp đấu thầu thêm phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, bệnh viện cũng không phải là nơi sản xuất nên bác sĩ cũng không thể cam kết đến khi nào sẽ hết cảnh thiếu như hiện nay.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

'Cháy thuốc' từ bệnh viện tới nhà thuốc ngoài

icon 0

Nhiều bệnh nhân than trời đi mua thuốc mà không mua được, trong bệnh viện giới thiệu ra ngoài và đi khắp thành phố cũng không có thuốc.

Nhiều người Hà Nội “né” tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19, Phó Giám đốc CDC nói về việc có cần tiêm?

icon 0

Hà Nội hiện đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại lần thứ 2 (mũi 4) tuy nhiên theo ghi nhận tại nhiều quận huyện đã xảy ra tình trạng “né” mũi tiêm này.

Mắt trợn ngược, chảy nước ròng ròng chỉ vì thích hai mí to tròn như búp bê

icon 0

Rất nhiều trường hợp khi đến các cơ sở thẩm mỹ thường yêu cầu cắt mí thật to tròn như búp bê. Nhưng thực tế, không phải mí mắt càng to là càng đẹp...

Khó thở, nổi mề đay sau khi ăn lẩu cua đồng: Những lưu ý khi ăn món vạn người mê ngày hèicon0Canh cua đồng được xem là món ăn giải nhiệt mùa hè, món ăn truyền thống của người dân Việt nhưng đây cũng là món ăn dễ bị dị ứng.

Người từng mắc Covid-19 nhiễm sốt xuất huyết sẽ nguy cơ nặng hơn?

icon 0

Bé Phan Nguyễn Việt H (5 tuổi đến từ Đồng Tháp) vừa trải qua nửa tháng điều trị bệnh kịch tính nhất cuộc đời mình vì sốt xuất huyết sau Covid-19.

Thanh niên 19 tuổi phải cắt tinh hoàn chỉ vì lý do này

icon 0

Đau bìu phải ngày thứ 3, trước đó thanh niên 19 tuổi đi khám được chẩn đoán viêm tinh hoàn, uống thuốc không đỡ, anh đến BV ĐH Y thì một bên tinh hoàn đã hoại tử tím đen buộc phải cắt bỏ.

Đấu trí với 'tử thần' cứu cô gái trẻ sốc phản vệ do dùng thuốcicon0Cả ê kíp bác sĩ đã đấu trí với “tử thần” để cứu cô gái trẻ vừa ra trường bị sốc phản vệ.

Sưng lệch mặt sau mũi tiêm gọn hàm, chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu bất thường chị em cần nhớ khi làm đẹp

icon 0

Hàm hơi bạnh, lại xuất hiện vài nếp nhăn mờ nơi hõm má, cô gái trẻ đã đi tiêm botox ở tiệm cắt tóc thẩm mỹ gần nhà. Kết quả sau 4 ngày, má cô tấy đỏ, sưng lệch mặt...

Kỹ sư chuyên ngành thiết bị y tế bị 8 chú ong vàng 'hạ gục'

icon 0

Tai nạn ong đốt thường khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc phản vệ nhanh chóng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ăn óc để bổ óc nhưng càng ăn càng đau đầuicon0Nhiều người cho rằng ăn gì bổ nấy trong đó có óc lợn sẽ giúp người ăn bổ óc, tăng cường trí nhớ.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook