Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Israel

Chia sẻ Facebook
23/05/2022 14:51:42

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 20/5 đã phải họp khẩn để tìm nguyên nhân gốc rễ khiến bệnh đậu mùa khỉ lây lan từ Tây Phi ra nhiều lục địa khác.


Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) được đặt tên theo loài động vật mà nó được phát hiện. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), căn bệnh này đã xuất hiện vào năm 1958 ở những con khỉ được nuôi để nghiên cứu. Hơn một thập kỷ sau, một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trên người đã được xác định ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Hơn 450 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được xác nhận ở Nigeria kể từ năm 2017, theo CDC.

CDC cho biết, nhiễm trùng đậu mùa ở khỉ thường kéo dài từ hai đến bốn tuần và bắt đầu với các triệu chứng giống như bệnh cúm và sưng hạch bạch huyết. Cuối cùng các mụn nước chứa đầy chất lỏng – hay còn gọi là “thủy đậu” – lan rộng trên da.

Cơ quan y tế cho biết căn bệnh này có thể lây lan khi tiếp xúc với động vật, người bị nhiễm bệnh và các vật liệu mà người bị nhiễm bệnh sử dụng. Các ví dụ được CDC liệt kê bao gồm tiếp xúc với chất dịch cơ thể, tiếp xúc với vết loét do đậu mùa ở khỉ và lây nhiễm qua “các giọt đường hô hấp” trong một “môi trường gần gũi” chẳng hạn như tiếp xúc trong gia đình.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây chết người, nhưng hai chủng virus chính gây ra những rủi ro khác nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1/10 người bị nhiễm chủng Congo Basin đã tử vong, trong khi một chủng ở Tây Phi dường như có thể gây tử vong cho khoảng 1/100 người bị nhiễm bệnh.

Chia sẻ Facebook