Bé trai 11 tuổi tử vong sau khi bị đau chân, biết lý do ai cũng sốc

Chia sẻ Facebook
23/02/2023 02:04:00

Bác sĩ cho hay, liên cầu khuẩn nhóm A đã tấn công vào vết thương ở mắt cá chân của cậu bé Jesse Brown (11 tuổi) và cậu tử vong chỉ trong vài ngày sau đó.

Theo Insider, cậu bé Jesse Brown (11 tuổi, sống tại bang Florida) đã tử vong vì nhiễm vi khuẩn sau khi bị bong gân ở mắt cá chân.


Thông tin trên Zing , cô Megan Brown, chị họ của Jesse, cho hay vào tháng 1, cậu bé bị trẹo mắt cá chân và có khả năng bị trầy xước sau khi sử dụng máy chạy bộ. Vài ngày sau, gia đình phát hiện chân của cậu bé có nhiều vết lốm đốm, đỏ tía gần giống như vết bầm tím. Đây cũng chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh liên cầu khuẩn A.

Người chị buồn bã: "Đầu óc tôi hoàn toàn không tin được chuyện này. Tôi cứ nghĩ em mình sẽ ổn. Điều này không bao giờ có thể xảy ra với gia đình chúng tôi”.

Jesse được đưa vào phòng hồi sức cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán cậu bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A hay Strep A, rồi dẫn đến nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, khiến não cậu sưng lên và gây tử vong.

Strep A là loại vi khuẩn được tìm thấy trong cổ họng và trên da. Ảnh: Eliteorthopaedic.

"Các bác sĩ nói rằng Jesse đụng vào mắt cá chân khiến chỗ đó nhiễm trùng sau khi bong gân. Việc Jesse tử vong chỉ trong vài ngày là điều quá điên rồ. Nếu có nhiều kiến thức về bệnh này, chúng tôi có lẽ sẽ phát hiện nó sớm hơn khi thấy Jesse bị sốt", chị họ của Jesse chia sẻ.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Liên cầu khuẩn nhóm A (Group A Streptococcal: GAS) là vi khuẩn Gram dương, thường được tìm thấy ở cổ họng và trên da. Mọi người có thể mang liên cầu khuẩn nhóm A trong cổ họng hoặc trên da và không bị bệnh. Tuy nhiên, liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Những bệnh nhiễm trùng này bao gồm từ nhẹ cho đến những bệnh rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Theo một số nghiên cứu được công bố bởi CDC, tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng 11.000 đến 24.000 trường hợp mắc bệnh và có khoảng 1.200 đến 1.900 trường hợp tử vong do bệnh liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn mỗi năm.


Trên thế giới ước tính có khoảng 111 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị chốc lở; 470.000 trường hợp mắc mới thấp khớp và 282.000 trường hợp mắc mới thấp tim xảy ra mỗi năm. Tuy nhiên, việc phòng bệnh có hiệu quả là cần vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên có thể tránh nhiễm trùng liên cầu nhóm A.


Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây bệnh gì?

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Thường gặp nhất là viêm họng và viêm da. Bệnh do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra thường được chia ra 2 nhóm: Không xâm lấn và xâm lấn.

- Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A không xâm lấn bao gồm các bệnh như: Viêm họng, sốt tinh hồng nhiệt, chốc lở, viêm tai giữa, viêm phổi...

- Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn bao gồm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cầu thận cấp, thấp tim, hội chứng sốc độc tố liên cầu khuẩn (STSS)…

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ hầu họng người bệnh hoặc tiếp xúc với vết thương từ da của người bị nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn nhóm A.

Khi mà các nhiễm khuẩn tại chỗ ban đầu không được điều trị và chăm sóc tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể gây bệnh trầm trọng. Kết hợp với hàng rào miễn dịch tại chỗ suy giảm. Hoặc do nhiễm các chủng sản sinh độc tố nguy hiểm của liên cầu khuẩn nhóm A.


Lam Anh (Tổng Hợp)

Chia sẻ Facebook