Bé gái 5 tuổi đã dậy thì sớm: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân vì một món ăn bổ dưỡng, nhiều cha mẹ vẫn cho con ăn hàng ngày thì tưởng tốt
Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề dậy thì sớm đang ngày càng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Thậm chí, nhiều trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm nhưng bố mẹ thì hoàn toàn không phát hiện ra.
Truyền thông từng đưa tin về trường hợp dậy thì sớm của một bé giá 5 tuổi. Khi tắm cho con, mẹ bé phát hiện ngực con gái nhú to hơn bình thường, khi chạm vào thì cô bé kêu lên vì đâu. Nghĩ rằng con gái bị bênh, có khối u, người mẹ liền đưa con đi bệnh viện kiểm tra. Kết quả khám bệnh khiến gia đình vô cùng bất ngờ: Con gái 5 tuổi đã dậy thì sớm.
Sau khi tìm hiểu về thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của cô bé, bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ món ăn thường xuyên của gia đình. Hóa ra, vì cha mẹ đều có chiều cao khiêm tốn, nên gia đình rất quan tâm đến việc tẩm bổ, tăng chiều cao cho con. Người mẹ rất chú ý bổ sung dinh dưỡng, hạn chế đồ uống có ga, đồ ăn nhanh.
Chị chia sẻ: "Tôi nghe nói nước hầm xương bổ sung canxi cho cơ thể rất tôt, vì thế tôi thường xuyên nấu canh xương, hầm gà cho con gái ăn. Để thêm dinh dưỡng, tôi còn bổ sung các loại thảo dược vào canh, con gái tôi rất thích nên thường ăn 2 bát mỗi khi đi học về".
Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, các cha mẹ nên thận trọng khi tẩm bổ cho con. Vì các thực phẩm bổ dưỡng như canh xương, canh gà, nhân sâm, đông trùng hạ thảo… có ảnh hưởng đến sự phát triển nội tiết bình thường của cơ thể. Nếu ăn thường xuyên các món ăn bổ dương, cơ thể có thể mất cân bằng, tăng cân khó kiểm soát. Trong đó, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ tăng dậy thì sớm.
3 thực phẩm nên tránh để giảm nguy cơ dậy thì sớm
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên bố mẹ nên tránh các loại thực phẩm sau đây để giảm nguy cơ dậy thì sớm cho con.
- Rau củ quả trái mùa:
Các loại rau củ quả được trồng trái mùa đều phải sử dụng phân bón, hóa chất kích thích tăng trưởng thì mới có thể phát triển và thu hoạch thuận lợi. Dù có sơ chế và nấu nướng kỹ thì các hóa chất này vẫn không thể mất hoàn toàn, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đó là một trong những yếu tố dẫn tới dậy thì sớm.
- Thức ăn nhiều muối:
Chế độ ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, thận và tiết niệu. Bên cạnh đó, cơ thể hấp thu quá nhiều muối sẽ kích hoạt các hormone liên quan tới sinh sản như Neurokinin, khiến cơ thể trẻ dậy thì sớm.
- Đồ chiên rán:
Các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên… đều là những món ăn mà trẻ em nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, các thực phẩm khi được chế biến trong dầu ở nhiệt độ cao có thể bị biến đổi chất. Khi hấp thu vào cơ thể trẻ có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ dậy thì sớm của trẻ.
Hậu quả của dậy thì sớm
Tình trạng dậy thì sớm không có lợi cho sự phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ em. Cơ thể phát triển quá nhanh so với lứa tuổi khiến trẻ tự ti, lo sợ, ảnh hưởng đến học tập và sự hòa đồng của trẻ với bạn bè cùng lớp.
Thông thường, bé gái có hiện tượng phát triển ngựa trước 8 tuổi hoặc có kinh nguyệt trước 10 tuổi, bé trai thay đổi giọng nói, mọc râu trước 10 tuổi nghĩa là dậy thì sớm.
Dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, vì nó khiến khả năng phát triển xương của trẻ kết thúc sớm, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành.
Bé gái bị dậy thì sớm do ảnh hưởng rối loạn nội tiết có thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.
Tổng hợp
Theo Thiên An
Theo Tổ Quốc