Bé 3 tuổi bị nhốt vào tủ đông được ra viện

Chia sẻ Facebook
15/08/2022 17:59:36

Theo thông tin từ BV Nhi trung ương chiều 15/8, bé trai 3,5 tuổi quê Hà Nam, nạn nhân bị nhét vào tủ đông, đã được ra viện.

Đêm 13/8, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp cháu N.H.Đ (SN 2019) nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng nề vùng đầu mặt, xuất huyết toàn bộ vùng mặt, nhiều vết xây xước ở cổ, nghi ngờ có dấu hiệu bị bạo hành.

Khoảng 22h00 đêm 13/8, bé trai hơn 3 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam đến Khoa Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám, các bác sĩ thấy trẻ bị sưng nề, bầm tím vùng đầu mặt, nhiều vết xây xước ở cổ, kèm theo xuất huyết dưới da toàn bộ vùng mặt. Trẻ kích thích, đau nhiều khi thăm khám, không thấy các vết bầm tím ở các vị trí khác, chân tay trẻ cử động bình thường. Về tinh thần: trẻ hoảng hốt, sợ hãi, quấy khóc nhiều khi tiếp xúc với người lạ.

Các bác sĩ đánh giá cháu N.T.Đ không có tổn thương ảnh hưởng đến chức năng sống

Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, các bác sĩ đã thăm khám toàn diện cho trẻ và chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ, X-quang tim phổi và siêu âm bụng. Đồng thời, Bệnh viện cũng tổ chức hội chẩn các chuyên khoa chấn thương, Ngoại Thần kinh. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhi không có tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, các xét nghiệm cơ bản cũng trong giới hạn bình thường.

Cháu N.H.Đ được truyền dịch và sử dụng giảm đau, an thần (trẻ ăn uống khó khăn, đêm ngủ không yên giấc). Sau khi trẻ ổn định và được các bác sĩ đánh giá không có tổn thương ảnh hưởng đến chức năng sống, trẻ được chuyển đến Khoa Sức khỏe vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi thêm.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thăm khám, động viên trẻ và gia đình, cho trẻ nghỉ ngơi nơi yên tĩnh và hạn chế người lạ tiếp xúc. Hiện tại, sau 1 ngày điều trị, sáng nay 15/8, các bác sĩ cho biết các tổn thương thực thể của cháu bé không nguy hiểm đến tính mạng, toàn trạng cháu hiện ổn định, dù vẫn còn sưng nề vùng mặt. Nhưng đáng chú ý hơn là về tinh thần, trẻ vẫn còn các biểu hiện kích thích, quấy khóc, lo sợ khi có người lạ tiếp xúc và ăn uống còn kém.

Dựa trên những kết quả thăm khám, đánh giá toàn diện về thể chất và tinh thần, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng giải thích với bố mẹ về tình trạng của trẻ. Sau khi được sự thống nhất của gia đình, các bác sĩ đã cho bé ra viện vào chiều nay. Bác sĩ cũng lưu ý thêm, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc người lạ. Bố mẹ nên thường xuyên ở bên cạnh trẻ động viên, tạo niềm vui và cảm giác an toàn cho trẻ để giảm tối đa các hoảng loạn, tổn thương về tinh thần. Đồng thời, tiếp tục theo dõi thêm các ảnh hưởng tâm lý của trẻ về sau.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Con người chịu lạnh được bao lâu?icon0Nhiệt độ cơ thể luôn ở mức 37 độ C, khi tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột có thể tổn thương tới não và tim.

Dán miệng có thực sự đỡ ngủ ngáy như thông tin lan truyền trên Tiktok?

icon 0

Dán băng dính trực tiếp vào miệng, dùng miếng dán chống ngáy với hy vọng giúp người thực hiện có một đêm ngon giấc, đang được lan truyền rộng rãi trên Tiktok.

Sự thật ăn nhiều đường gây bệnh đái tháo đường?icon0Nhiều người cho rằng khi cơ thể được dung nạp quá nhiều những thức ăn, thực phẩm giàu đường sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

3 loại trái cây ‘thần dược’ giúp vừa đẹp da, vừa nhuận tràngicon03 loại trái cây thích hợp ăn trong tháng 8, vừa làm đẹp da, vừa nhuận tràng, nhiều công dụng, bạn hãy thử nhé.

Nam giới có 3 triệu chứng này vào buổi sáng chứng tỏ gan đang bị trục trặc, cần được ‘tu sửa’ càng sớm càng tốticon0Thông qua các dấu hiệu của cơ thể vào buổi sáng dưới đây, chúng ta có thể tự chẩn đoán tình trạng của gan.

Ngã xe máy, nam thanh niên dập bộ phận sinh dục

icon 0

Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức vừa mổ cấp cứu cho nam bệnh nhân N.C.D (25 tuổi, trú tại Quảng Ninh) bị chấn thương tinh hoàn sau tai nạn xe máy tự ngã do uống rượu.

Hi hữu người phụ nữ Hà Nội mang thai ở ruột già

icon 0

Mới đây, khoa phụ sản Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phẫu thuật thành công khối chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang cho bệnh nhân.

'Lướt' điện thoại trong bao lâu trước khi đi ngủ?

icon 0

Hầu như tất cả mọi người đều có thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ, điều đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ hoặc làm mất ngủ.

Chuyên gia 'hiến kế' giúp hồi phục nhanh sau khi bị cúmicon0Điều tốt nhất bạn có thể làm để phục hồi sau khi bị cúm là cho phép bản thân ngủ, nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng.

Tình hình sức khoẻ của bé trai 3 tuổi nghi bị bạo hành, nhốt vào tủ cấp đông

icon 0

Theo thông tin từ một lãnh đạo BV Nhi Trung ương, bệnh viện tiếp nhận bé trai 3 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, hạ thân nhiệt

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook