Bày đặt nuôi con vật "khó tính", anh nông dân vẫn bỏ túi 200 triệu/năm
Thấy cuộc sống khó khăn, anh Tuấn Anh có 10 triệu bỏ ra làm vốn nuôi con vật đặc biệt này và may mắn đã mỉm cười một thời gian sau, anh nhẹ nhàng bỏ túi 200 triệu.
Mạnh dạn khởi nghiệp với số vốn cỏn con
Cũng như bao chàng trai nông thôn khác, với đồng lương bấp bênh, thu nhập không ổn định anh Hà Minh Tuấn Anh ở Thanh Hóa luôn trăn trở phải tìm cách làm giàu trên chính quê hương. Vì vậy, khi chỉ có trong tay 10 triệu anh Tuấn Anh đã quyết tâm nuôi thỏ New Zealand để khởi nghiệp. Sau 6 năm, anh sở hữu trang trại thỏ quy mô lớn, mỗi năm thu về 200 triệu đồng.
Thông tin trên Dân Trí , trang trại nuôi thỏ thương phẩm (thỏ New Zealand) của gia đình anh Hà Minh Tuấn Anh (34 tuổi) ở cuối cánh đồng khu phố Xuân Quang, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cái duyên để anh Tuấn Anh chăn nuôi thỏ thương phẩm (thỏ New Zealand) rất tình cờ. Chia sẻ với báo Dân Trí , Chủ trang trại cho biết, anh đến với nghề nuôi thỏ xuất phát từ niềm đam mê nông nghiệp. Cụ thể, năm 2017, khi đang làm công nhân, tình cờ xem trên mạng thấy mô hình nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, xét thấy ở địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, phù hợp để nuôi thỏ, bản thân lại yêu thích chăn nuôi nên anh quyết định rẽ hướng.
Vào thời điểm khởi nghiệp, chàng trai trẻ chỉ có 10 triệu đồng trong tay, anh vay vốn ngân hàng 70 triệu đồng rồi tận dụng lại mảnh đất sau nhà để xây dựng chuồng trại, nuôi 20 con nái.
Khi bắt đầu nuôi thỏ, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên các kỹ thuật chăn nuôi anh đều tự học qua sách, báo và đi thực tế các nơi để tham khảo mô hình. Theo đó, suốt 2 năm đầu anh chỉ tập trung nhân đàn, từ 20 con ban đầu lên đến hơn 500 con.
Sau nhiều năm bỏ công sức và tiền bạc, đến nay trang trại thỏ thương phẩm của gia đình anh có quy mô gần 3.000 con. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng 1 tấn thỏ, với giá bán 90.000-100.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về lợi nhuận 18-20 triệu đồng/tháng.
Nuôi thỏ New Zealand không phải nuôi đâu thắng đó, anh Tuấn Anh chia sẻ, 6 năm nuôi thỏ, anh trải qua không ít lần thất bại. Điển hình vào năm 2022, để tiết kiệm chi phí thức ăn, anh Tuấn Anh tự học cách ép cám viên. Tuy nhiên, do không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, gần 300 con thỏ chết sau một đêm vì mắc chứng bệnh đầy hơi.
Mách bạn cách chăm sóc thỏ New Zealand hiệu quả nhất
Nói về kỹ thuật chăm sóc thỏ New Zealand, ông Nguyễn Hoàng - cán bộ quản lý trang trại thỏ DTH Farmt (Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam) chia sẻ báo Dân Việt, thỏ New Zealand mặc dù là dòng thỏ nhập ngoại, song thỏ New Zealand dễ nuôi và thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam nên bà con chỉ cần chăn nuôi dòng thỏ này theo đúng kỹ thuật sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để hiểu về loài thỏ này chúng ta cần hiểu rõ thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp, thức ăn đa dạng và phong phú. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50 – 60% khẩu phần ăn/ngày như: Thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu…), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang…); Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cả …); Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại…). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm: Chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn…
Muốn chăm sóc tốt chúng ta cần căn lượng thức ăn cho thỏ/ngày bà con cũng phải để ý cho ăn bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể. Nếu sau 12h thỏ ăn thừa thức ăn, chúng ta cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy.
Cụ thể, thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi: Cụ thể, thỏ con nuôi đến trưởng thành: 8 – 10% protein, 2 – 4% lipid, 10 – 20% glucid và trên 4 tháng tuổi một ít chất xơ.
Khi thỏ có thai và cho con bú cần đặc biệt lưu ý: 10 – 15% protein, 5 – 7% lipid, 10 – 20% glucid và thức ăn xanh. Thỏ lứa: 30 – 50g cám viên, mỗi ngày chia làm 2 lần và thức ăn xanh. Thỏ đực giống, cái nuôi con và mang thai: 80 – 100g cám viên và thức ăn xanh.
Việc cung cấp nước uống cho thỏ New Zealand cũng cần phải chú ý đảm bảo sạch. Theo đó, nước sạch mỗi con 0,1 – 0,5lít/ngày và được thay hàng ngày.
Ngoài ra, để nuôi được con vật "độc đáo" này một cách hiệu quả nhất, người dân cũng cần lưu ý xây dựng chuồng trại khoa học theo đúng kỹ thuật. Theo đó, vật liệu làm chuồng thỏ nên sử dụng thép mạ kẽm hoặc inox chống han gỉ. Các nan thép dầy, khỏe, mối hàn chắc chắn.
Thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm so với các giống thỏ thông thường khác đang nuôi trong nước như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, phù hợp nuôi trang trại, gia trại. Đặc biệt, hiện nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ lớn nên có điều kiện để mở rộng và nghề chăn nuôi thỏ có điều kiện để phát triển.
Thịt thỏ món ăn thơm ngon bổ dưỡng
Nhắc đến những loại thịt ngon chúng ta không thể bỏ qua thịt thỏ. Đây là một trong những loại thịt ngon, giàu dinh dưỡng. Thịt thỏ rất chắc và ngon, với người yêu thịt thì đây chắc chắn là một trong những loại thịt ngon nhất để ăn trong mùa thu này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt nạc trong thịt thỏ chiếm tới 95%. Cứ 100g thịt sẽ có 21.6g protein, thêm lượng lớn các vitamin cùng niacin. Theo tính toán, lượng đạm trong loại thịt này cao gấp 3 lần thịt gà và 6 lần thịt bò.
Thịt thỏ khá đắt đỏ, nó còn được ví như loại thịt “ba cao, ba thấp” có nghĩa là lượng đạm cao, khả năng tiêu hóa cao cùng lysine cao. Ba thấp ý chỉ lượng chất béo thấp, calo thấp và cholesterol thấp. Ngoài ra, trong thịt thỏ còn giàu khoáng chất như sắt, kali, coban, kẽm, đồng.
Trong Đông y, thịt thỏ có tính mát, vị ngọt, bổ tỳ vị, dưỡng âm, dưỡng huyết, dưỡng da, dưỡng khí, giải độc, thanh nhiệt.
Thịt thỏ không phải món ăn độc lạ đối với người Việt. Bởi từ xa xưa thịt thỏ được chế biến theo nhiều cách rất thơm ngon hấp dẫn.
Trúc Chi (t/h)