"Bật sếp" vì làm cuối tuần: Chả riêng Gen Z, ai cũng có quyền từ chối

Chia sẻ Facebook
15/06/2023 15:11:50

Dù có tận tâm với công việc đến đâu cũng không ai mong muốn thời gian nghỉ ngơi cuối tuần của mình vẫn phải lóc cóc lên công ty làm việc mà không được trả lương.


Đối với người lao động ai cũng mong muốn có một công việc nhàn hạ, đem lại thu nhập ổn định, nhất là không phải mang việc về nhà. Đặc biệt là vào cuối tuần hay các dịp lễ tết sẽ không phải ôm máy tính chạy deadline hay lên công ty làm việc. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể đáp ứng được điều đó. Chủ đề này từng được chia sẻ nhiều lần trên YAN và thu hút sự chú ý lớn của độc giả.

Không ít người phải bù đầu với deadline, công việc ngay cả khi cuối tuần. (Ảnh minh họa: Freepik)


"Bật sếp" vì cuối tuần vẫn bị gọi lên công ty làm việc


Mới đây, mạng xã hội rần rần chia sẻ những đoạn chat ghi lại cuộc trò chuyện của một nhân viên Gen Z với HR của công ty. Câu chuyện khiến nhiều người tranh cãi về thái độ làm việc của thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên cũng có không ít người bênh vực cô nhân viên sinh năm 2001 bởi sự quyết đoán, dám đấu tranh vì lợi ích của bản thân. Thậm chí, một số bạn trẻ trong cộng đồng Cột sống GenZ còn bày tỏ sự thán phục trước độ "cứng" của nữ nhân viên này.

Câu chuyện cô nhân viên Gen Z "bật sếp" vì phải đi làm cuối tuần đang gây bão mạng xã hội. (Ảnh: FB Hội review công ty có tâm)

Cụ thể, cô gái được yêu cầu lên công ty làm việc vào cuối tuần để chỉnh sửa báo cáo. Ngay khi được thông báo, bạn nhân viên Gen Z đã lập tức từ chối với lý do đang đi ăn với bạn. Hơn nữa, sau đó cô còn có một chuyến du lịch Hàn Quốc đã đặt vé từ trước nên không thể hủy được. Cô nhân viên còn thẳng thừng đề nghị HR có việc gì thì sang tuần đi chơi về sẽ giải quyết sau.


“Em không có mang lap theo. Có gì sang tuần em đi chơi về giải quyết nhé. Với lại sang đó em cũng không có xài sim Việt Nam nữa. Có gì chị nói với sếp đừng gọi em nhé, em không nghe máy đâu.”

Cô nhân viên khẳng định chuyến đi chơi của mình bằng 3 tháng lương của công ty cộng lại. (Ảnh: FB Hội review công ty có tâm)

Nghe đến đây người nhắn tin cho cô gái đã yêu cầu cô nàng hủy chuyến đi chơi để giải quyết công việc. Cô nhân viên Gen Z lập tức khẳng định chuyến đi chơi này bằng 3 tháng lương công ty trả. Nếu công ty đồng ý bù lại tiền thì cô nàng mới hủy. Không chỉ vậy, cô gái còn nhắc lại trước khi vào làm HR đã nói rõ là chỉ làm từ thứ 2 đến thứ 6 và làm đến 17h giờ được về. Chính vì thế cô gái đã thẳng thắn từ chối yêu cầu phải lên công ty làm việc ngoài giờ.

Nhiều người ngưỡng mộ thế hệ Gen Z vì dám "bật sếp" bất cứ lúc nào. (Ảnh minh họa: Freepik)


Cũng vì lý do này mà cô nhân viên sinh năm 2001 đã chính thức bị đuổi việc. Biết tin này cô nàng cũng không quá bận tâm mà còn đòi thoải mái chào tạm biệt: “Bye nghen, không hẹn gặp lại ”. Cách ứng xử của nữ nhân viên đã gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Nhiều người cho rằng, việc cô nàng từ chối làm việc ngoài giờ không có gì là sai nhưng cần có thái độ khéo léo hơn. Một số người lại khẳng định với công ty yêu cầu nhân viên phải làm việc bất chấp thời gian như vậy thì nên nghỉ càng sớm càng tốt.

Kết quả cuối cùng cô gái đã bị sa thải vì không lên công ty làm cuối tuần. (Ảnh: FB Hội review công ty có tâm)

Không riêng gì Gen Z, ai cũng có quyền từ chối yêu cầu vô lý

Thông thường ở các công ty hiện nay nhân viên sẽ được nghỉ thứ 7, chủ nhật hoặc làm hai thứ 7, nghỉ hai thứ 7. Hầu hết thời gian nghỉ nhân viên sẽ không làm thêm ngoài giờ hoặc có làm sẽ được hưởng quyền lợi nhân 2, nhân 3 với mức lương. Trừ một số lĩnh vực đặc thù riêng nếu phải làm vào ngày nghỉ, ngày lễ thì sẽ được nghỉ bù ngày thường. Tuy nhiên, hiện nay không ít công ty lấy lý do vì tập thể mà yêu cầu nhân viên làm việc ngoài giờ. Thậm chí nhiều nơi còn cho rằng đó là việc hiển nhiên chứ không trả thêm lương hay phụ cấp hỗ trợ.

Làm việc cuối tuần không phải trách nhiệm của nhân viên trừ khi được trả x2 lương. (Ảnh minh họa: Anna Tarazevich)


Một số người vì cả nể, không muốn mất công việc ổn định nên dù không thích vẫn ngại từ chối. Chị Q.H (29 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Từ trước đến giờ mình chưa bao giờ có một ngày nghỉ trọn vẹn. Về quê, đi đám cưới, thậm chí khi đi du lịch với công ty cũng phải ôm khư khư chiếc laptop theo. Nhiều khi nhà có khách đang ăn dở mà bị réo tên trong nhóm cũng phải lấy laptop ra sửa. Mọi người không hiểu cứ bảo làm thế này thì tiền để đâu cho hết. Nhưng thực tế mình có được thêm đồng nào đâu. Nhiều lúc nhìn thấy tin nhắn tag tên trong nhóm mà chỉ muốn nghỉ việc ngay lập tức nhưng lại sợ nghỉ rồi khó xin việc nơi khác”.

Nhiều người vì cả nể nên dù không thích vẫn cắn răng làm việc cuối tuần. (Ảnh minh họa: Freepik)

Thời gian gần đây có không ít bài đăng chia sẻ về thái độ làm việc của thế hệ Gen Z. Nhiều người lại bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tinh thần thẳng thắn, dám nghĩ dám làm đó. Thực tế, không chỉ Gen Z mà bất cứ ai cũng có quyền từ chối những yêu cầu vô lý. Một người lãnh đạo tốt là người sẵn sàng lắng nghe ý kiến góp ý của nhân viên để tập thể cùng phát triển. Ngược lại nếu lãnh đạo chỉ chăm chăm vào suy nghĩ cá nhân rồi áp đặt nhân viên phải thực hiện thì công việc cũng không có hiệu quả.

Ai cũng có quyền từ chối những yêu cầu công việc không hợp lý. (Ảnh: VietNamWorks)


Chính vì thế đừng ngại từ chối các yêu cầu vô lý. Chính sự nhu nhược, cả nể của bạn sẽ khiến bạn càng ngày càng phải chịu sự thiệt thòi. Ai cũng có quyền được hưởng những quyền lợi xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi group Cột sống GenZ để cập nhật thêm nhiều tin tức giới trẻ thú vị.

Câu chuyện thế hệ Gen Z thường xuyên “bật sếp” hiện nay cũng không phải hiếm. Người ta vẫn nói thái độ quan trọng hơn trình độ nhưng cũng cần đặt vào trường hợp cụ thể. Khi một công ty đem lại môi trường tốt để nhân viên thoải mái làm việc, cống hiến thì ai cũng sẽ tận tâm. Chỉ cần được công nhận năng lực, được trả mức lương xứng đáng thì dù là Gen Z hay bất cứ thế hệ nào khác cũng đều sẵn sàng làm việc.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook