Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn những tháng cuối năm?

Chia sẻ Facebook
29/10/2022 10:25:37

Trong bối cảnh các kênh đầu tư đều gặp "khó": chứng khoán chao đảo, trái phiếu doanh nghiệp nhiều rủi ro, giá vàng trồi sụt khó đoán…, nhà đầu tư băn khoăn tìm lời giải cho bài toán: bỏ tiền vào đâu để gia tăng dòng vốn?


Bất động sản vẫn là điểm sáng

9 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sự khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. Kim ngạch xuất khẩu, giải ngân vốn FDI, thu ngân sách… đều đạt kết quả khả quan nhờ loạt quyết sách, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ.

Tuy nhiên, các kênh đầu tư phổ biến liên tục gặp biến động do chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Sắc đỏ bao trùm phần lớn thị trường chứng khoán với tốc độ lao dốc nhanh chóng cùng dòng vốn giao dịch liên tục sụt giảm. Các chuyên gia nhận định thời điểm hiện tại vẫn khó "dò đáy" thị trường chứng khoán do chưa biết được quá trình giảm khi nào sẽ kết thúc.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính liên tục cảnh báo nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau nhiều vụ việc sai phạm bị xử lý. Giá vàng tăng giảm thất thường và bị chi phối mạnh bởi thị trường quốc tế khiến kim loại quý này không còn là kênh trú ẩn an toàn giúp nhà đầu tư tránh khỏi sự trượt giá của đồng tiền. Kênh gửi tiết kiệm ngân hàng có nhiều dấu hiệu khả quan hơn do lãi suất tiền gửi tăng, tuy nhiên vẫn được đánh giá là kém hấp dẫn do lợi nhuận tăng trưởng chậm.

Với thực tế giá nhà đất hiếm khi giảm trong suốt 40 năm qua, bất động sản vẫn được nhận định là kênh đầu tư hấp dẫn, là đích đến an toàn cho dòng tiền về dài hạn. Theo một khảo sát của Batdongsan.com.vn trên 4 triệu người dùng trong hơn 2 năm (từ 1/2020 đến 6/2022), bất động sản có chỉ số tăng giá cao nhất, sau đó mới đến vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 8 tháng đầu năm 2022 cũng cho thấy bất động sản là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ 2 trong các ngành, đạt 3,5 tỷ USD (tương đương 19%) trên số tổng là 18,7 tỷ USD. Nếu so với thời điểm đầu năm (tính đến 20/1), vốn FDI vào bất động sản đã tăng hơn 19 lần.

Cán cân đầu tư nghiêng về kênh bất động sản.


"Ở trường hợp an toàn nhất, một bất động sản vẫn có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10-15%/năm, cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm ngân hàng. Hơn nữa nhà đất là tài sản bền vững nên chỉ cần lựa chọn đúng sản phẩm pháp lý sạch, đầy đủ sổ đỏ là có thể yên tâm bảo toàn tài sản trong cơn bão lạm phát" - anh Đức Hải, một nhà đầu tư chuyên nghiệp đến từ Hà Nội nhận định.


Thời của xu hướng đầu tư "phòng thủ"

Dù được đánh giá là kênh gửi tiền an toàn, hiệu quả song không phải sản phẩm bất động sản nào cũng phù hợp để đầu tư thời điểm này. Không còn tâm lý hồ hởi dễ mua, dễ bán như giai đoạn trước, giờ đây nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, hướng tới tích sản và gia tăng dòng vốn về lâu dài thay vì đầu cơ, "lướt sóng".

Theo các chuyên gia, "bảo hiểm" cho dòng tiền phải là những sản phẩm có pháp lý minh bạch, sở hữu lâu dài, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín và nằm gần đô thị lớn, được hưởng lợi từ quy hoạch hạ tầng.

Trong đó, Hòa Bình với vị trí cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội liên tục thăng hạng trên bản đồ bất động sản miền Bắc trong vài năm trở lại đây với đà tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá bán lẫn lượng quan tâm, giao dịch.

Hòa Bình hội tụ nhiều lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng để trở thành động lực cho thị trường bất động sản nơi đây phát triển bền vững. 9 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước của tỉnh đạt 3.927 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 118,45%. Ngành du lịch Hòa Bình cũng ghi nhận sự trở lại ấn tượng khi đón 1,8 triệu lượt khách trong nửa đầu năm, tổng thu thu lịch 1.980 tỷ, bằng 82,5% kế hoạch năm.

Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô vẫn chiếm ưu thế nhờ đà phục hồi của ngành du lịch.


Tiêu biểu, Lương Sơn với vị trí ôm trọn đường biên giới giáp Hà Nội đang là tâm điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng ven đô và hưởng lợi từ hạ tầng với các tuyến đường huyết mạch kết nối liên vùng như QL6 Hoà Lạc - Hoà Bình, QL21, đường Vành đai 5, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu…


Thời điểm hiện tại, khu biệt thự nghỉ dưỡng La Saveur De Hoà Bình là dự án đang triển khai tại thị trường Lương Sơn. Giới đầu tư đánh giá đây là sản phẩm đáng cân nhắc với các lợi thế như pháp lý sở hữu lâu dài, bàn giao hoàn thiện nên có thể khai thác sử dụng ngay. Ngoài ra, tiềm năng của dự án được bảo chứng từ việc giai đoạn 1 đã hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả, công suất phòng cao.

Chia sẻ Facebook