Bất động sản 'ngóng' dòng tiền mới

Chia sẻ Facebook
30/06/2022 13:22:31

Lần đầu tiên số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán qua hệ thống ngân hàng của người dân vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Tiền sẽ nằm ngủ yên ở ngân hàng hay có chịu nắn dòng chảy vào chứng khoán, bất động sản.

Thị trường bất động sản đang tìm đủ cách hấp dẫn để hút dòng tiền mới


Tìm cách hút tiền

Theo Ngân hàng Nhà nước , số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng ghi nhận xu hướng tăng mạnh trong 2 quý gần đây. Đặc biệt, chỉ tính riêng quý I năm nay, số dư này đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán của người dân vượt mốc 1 triệu tỷ. Nếu so với quý I/2021, số dư tiền gửi này hiện đã cao hơn tới 40%, tương đương mức tăng ròng gần 300.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm.

Âu cũng có lẽ vì nhìn thấy số tiền đang nằm ngủ đông tại ngân hàng, mà các chủ đầu tư bất động sản đang có xu hướng thay đổi sản phẩm và chiến lược kinh doanh mới nhằm kéo nhà đầu tư đổ tiền vào. Từ Bắc đến Nam, hàng loạt chiêu thức tìm đủ cách tạo sự hấp dẫn.

Tại Hà Nội, giữa năm 2022, một tập đoàn BĐS lớn đã làm thị trường xôn xao khi cho ra mắt dự án tại Hưng Yên với sự đầu tư khủng về hạ tầng, cảnh quan. Theo đó, sản phẩm liền kề, biệt thự tại đây cũng có giá từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng. Những đợt mở bán tại dự án, hàng nghìn nhà đầu tư xếp hàng để chọn căn. Tuy nhiên, soi kỹ mới thấy, chỉ sau lần cọc đóng tiền đầu tiên, giao dịch thị trường yếu hẳn. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn thừa nhận chỉ muốn mua để “lướt sóng” cho nên khi chủ đầu tư yêu cầu vào tiền tiếp đợt 2, họ đã cạn túi để nộp tiền.

Cũng là một dự án hiếm hoi ra mắt tại thị trường Hà Nội năm 2022, dự án Mê Linh của Tổng công ty xây dựng HUD đã tạo bất ngờ khi phiên đấu giá tháng trước có tới hàng trăm khách hàng đã xuống tiền cọc khoản lớn từ 500 triệu - 1 tỷ đồng. Phiên đấu thành công với đợt mở bán hơn 200 lô biệt thự, giá thấp nhất hơn 4 tỷ đồng và cao nhất hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ không nhỏ cũng là nhà đầu tư đấu giá thành công xong lướt sóng. Điều này khiến giá “ăn chênh” của dự án càng sát ngày vào tiền 30% giá trị lô đất đấu càng xuống thấp.

Còn ngay tại Đà Nẵng, Tập đoàn Sungroup vừa ra mắt dự án Đảo Kim cương tại Nam Hòa Xuân, Đà Nẵng. Mặc dù chưa có giá chính thức nhưng các nhân viên bán hàng đồn đoán có giá lên tới 50 tỷ đồng/lô biệt thự.

Nhập nội dung trong khung nền đỏNgười mong đắt hàng, kẻ thèm lướt sóng

Bất động sản dù được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nhưng trên thị trường đã có không ít nhà đầu tư gặp rủi ro, mất tiền chỉ vì chạy theo đám đông, đầu tư theo cảm xúc và nghe theo lời giới thiệu của môi giới mà không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi “xuống tiền”. Hơn nữa, sau thời gian sôi động, thị trường bất động sản hiện nay đã bước vào giai đoạn mới. Do đó, nếu còn tư duy người mua chưa mua đã mong bán lãi, người chưa sở hữu đã thèm lướt sóng, thị trường rất khó ổn định và bền vững.


Ngóng dòng tiền mới

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính cho biết: “Nếu quan sát thị trường từ năm 2016, đến năm 2019 chúng tôi đã có những lo lắng hơn mức bình thường, nhưng không ngờ những năm 2020-2021 lập mặt bằng giá mới ở một số khu vực do bản thân nó có tiềm lực, hạ tầng phát triển”.

Còn theo TS. Sử Ngọc Khương, chuyên gia đầu tư bất động sản, thị trường hiện tại nguồn cung thấp, giá bán còn cao nên thanh khoản đang hạn chế. Phân khúc cao cấp đối với các đô thị lớn như TP. HCM và Hà Nội.

Phân khúc thị trường trung cấp dành cho những đối tượng trẻ từ dưới 30-35 đang có nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này hạn chế hoặc rất ít sản phẩm nhà ở phù hợp với khả năng tài chính của họ vì nguồn cung vướng pháp lý. Vì vậy, dòng tiền sẽ nằm ở các sản phẩm cao cấp, nhóm sôi động nhất chỉ nằm ở các nhà đầu tư có tài chính mạnh.

Dưới góc độ là lãnh đạo doanh nghiệp, ông Đặng Hoài Nam, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Bất động sản Tiến Phước cho hay, trong bối cảnh hiện nay thì doanh nghiệp đang chịu nhiều tác động. Nhưng đây cũng sẽ là cơ hội để những doanh nghiệp bất động sản nhìn nhận lại thị trường để có những rà soát, điều chỉnh phù hợp và đặc biệt hướng đến việc xây dựng mang lại những sản phẩm có giá trị thực cho nhà đầu tư cũng như các khách hàng nhu cầu để ở.

Trong 2-3 năm qua, đa phần nhà đầu tư đều mua bất động sản theo thông tin quy hoạch, dự án, nhưng hiện nay, những thông tin đó bị các đội đầu cơ làm sóng, thổi giá, do đó nhà đầu tư cần tìm hiểu tại khu vực, vị trí đấy có tiếp tục được triển khai xây dựng hạ tầng không. Chỉ khi được triển khai, giá bất động sản mới có lý do tăng giá. “Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn sôi động nhất, thời gian nhà nhà đổ xô đi mua bất động sản để mong lãi lớn đã qua, việc lướt sóng sẽ không còn dễ dàng như trước. Vì vậy, đầu tư bất động sản hiện nay cần tính dài hơn, để dự phòng rủi ro, tránh kỳ vọng ngắn không xoay kịp”, vị này nói.

Báo cáo của CBRE, trong quý 2/2022, thị trường trở nên sôi động, đón nhận số lượng sản phẩm tăng cao đột biến so với cùng kỳ, đạt gần 13.000 căn. Tổng nguồn cung mới trong nửa đầu năm 2022 gần bằng nguồn cung mới cả năm 2021. Điều này cho thấy thị trường có sức bật rất cao. Nhưng số lượng sản phẩm này chủ yếu tập trung ở các dự án lớn, tức số lượng dự án không có sự chuyển biến nhiều. Có lẽ tất cả vẫn đang chờ đợi dòng tiền mới vào tiếp sức.

Theo TPO

Tin Cùng Chuyên Mục

Cao ốc mọc lên dày đặc khắp các quận huyện ở Hà Nội

icon 0

Không chỉ trục đường Lê Văn Lương ( quận Thanh Xuân) bị 'nhồi' quá nhiều nhà cao tầng, nhiều quận huyện ở Hà Nội cũng đang diễn ra tình trạng tương tự.

28 tuổi mua nhà trả góp, mê kinh doanh từ điện thoại đến cháo lòng, vợ chồng Hà Nội chia sẻ bí quyết đổi nhà liên tục

icon 0

Vợ chồng trẻ chung vốn mở cửa hàng bán điện thoại, bán kính thời trang online, rồi mở thêm tiệm cháo lòng... đam mê kinh doanh luôn thôi thúc, chuyện cứ có tiền là đầu tư và đổi nhà Hà Nội liên tục của chị Lê Thị Hồng Thơ

Điểm mặt những cao ốc mọc lên trên đất nhà máy, xí nghiệp sau di dời

icon 0

Mặc dù được định hướng ưu tiên xây trường học và công viên, nhưng thực tế hàng loạt khu đất nhà máy, cơ sở xí nghiệp sau di dời ra khỏi nội đô Hà Nội lại mọc lên cao ốc, gây sức ép cho hạ tầng.

Nhẹ dạ cả tin nhà đầu tư F0 lâm cảnh “khóc dở mếu dở”

icon 0

Không ít nhà đầu tư tay ngang đã vay mượn lao vào cơn “sốt đất” để rồi mắc cạn. Chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư “chết” vì sốt đất thường là những người mới, đầu tư chạy theo đám đông, nắm thông tin chậm....

'Lướt sóng' bất động sản chờ thời bùng lên

icon 0

Động thái siết chặt thị trường bất động sản từ cơ quan chức năng, địa phương, ngân hàng làm chùn tay thao túng của giới đầu cơ, giảm thiểu mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, đây chỉ là nhất thời...

Di dời nhà máy khỏi nội đô: Làm sao để “đất vàng” không hóa cao ốc?

icon 0

Nhìn lại quỹ đất vàng sau di dời nhà máy khỏi nội đô, dư luận tiếp tục nghi ngại những cao ốc sẽ mọc lên, tiếp tục vỡ quy hoạch và chất tải hạ tầng đô thị trung tâm Hà Nội.

Ngôi nhà nhỏ chưa đến 24m² bên trong tiện nghi tuyệt đẹp, chẳng thiếu thứ gìicon0Tuy phải đối mặt với vấn đề hạn chế về diện tích nhưng ngôi nhà nhỏ vẫn mang đến không gian sống tiện nghi đủ cho 2 người.

Rầm rộ rao bán “cắt lỗ” bất động sản, có thực sự lỗ?

icon 0

Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt, nhiều người đã rầm rộ rao bán cắt lỗ bất động sản. Tuy nhiên, người mua cần cẩn trọng tìm hiểu kỹ để biết thực hư việc “cắt lỗ” có đúng là lỗ.

Tây Ninh: Vì đâu hồ sơ đất đai tăng đột biến?

icon 0

Những tháng gần đây, lượng hồ sơ liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, tách thửa đất- trong đó có đất nông nghiệp- tăng đột biến khiến các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện, thị xã, thành phố luôn trong tình trạng “quá tải”.

Bán chung cư, tháo chạy khỏi con đường “đau khổ” Lê Văn Lương

icon 0

Trên các trang rao bán bất động sản, số lượng tin rao bán căn hộ trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu tăng mạnh. Nhiều người chủ nhà rao bán cắt lỗ hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không bán được nhà.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook