Bật đèn khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chia sẻ Facebook
28/11/2022 09:37:40

Bật đèn khi đi ngủ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn, nhưng thói quen này đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe mà ít ai ngờ tới.

1. Những ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo đến sức khỏe

(Ảnh: TheVisualsYouNeed)

Nhiều nghiên cứu đã cho biết tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, rối loạn trao đổi chất, rối loạn cơ chế bài tiết insulin, tăng cao nguy cơ tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Gần đây, một nghiên cứu mới nhất còn chứng minh rằng những thanh niên trong độ tuổi 20 tiếp xúc với ánh sáng mờ từ TV trong khi ngủ sẽ dẫn đến tăng nhịp tim, cũng như lượng đường trong máu.

Đồng thời, nhịp tim tăng cao vào buổi tối là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các trường hợp đột tử. Lượng đường trong máu tăng cao cũng sẽ gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể và dẫn đến căn bệnh tiểu đường loại 2.

2. Một số cách giúp bạn ngăn chặn tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ

(Ảnh: Getty Images)

Để tránh ánh sáng vào ban đêm, bạn hãy đặt giường ngủ xa với cửa sổ. Bên cạnh đó hãy sử dụng một tấm rèm cửa để ngăn chặn ánh sáng. Bạn cũng có thể sử dụng một mặt nạ để che mắt nếu vẫn còn một số ánh sáng mờ lọt vào phòng.

Bạn cần tránh xa mọi ánh sáng xanh được phát ra bởi TV, điện thoại, laptop,... trong khi ngủ. Nếu có xu hướng xem TV trước khi chìm vào giấc ngủ, tốt nhất bạn hãy cài đặt thời gian cho chúng.

Trước khi rơi vào giấc ngủ từ 2 đến 3 giờ, bạn cần giảm mức độ ánh sáng xung quanh mình. Trong trường hợp cần bật đèn khi ngủ để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn hãy chọn những nguồn sáng có tông màu đỏ hoặc nâu. Bên cạnh đó, hãy đặt đèn ngủ ở dưới mặt sàn, thay vì để ngay mắt.

Chia sẻ Facebook