Bão Noru đổ bộ vào miền Trung: Gió gầm rú, giật liên hồi đến đáng sợ
Bà con miền Trung lo sợ khi cơn bão diễn ra, không thể chợp mắt vì tiếng gió rít bên ngoài khung cửa, có người quá lo lắng đã ôm đồ chạy đến nơi an toàn tránh bão ngay trong đêm.
Cơn bão Noru với cường độ mạnh đang đổ vào đất liền, tập trung ở các tỉnh miền Trung trong tối ngày hôm qua 27/9. Đến hiện tại, sáng ngày 28/9 đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Trị, hay Đà Nẵng,... Nhiều nhà bị tốc mái bay khắp nơi, đổ sập, của cải mất mát khiến bà con không khỏi đau xót. Được dự đoán là cơn bão mạnh nhất trong suốt 20 năm qua, một cảnh tượng vô cùng kinh hoàng.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, theo Trung tâm khí tượng thủy văn cập nhật mới nhất về cơn bão số 4 (bão Noru) cho biết, lúc 4 giờ sáng nay 28/9, tâm bão Noru đang ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất ở cấp 10 - 11, tức là từ 89 - 117km/giờ, giật cấp 13; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 50km tính từ tâm bão.
Dự báo trong sáng nay, bão Noru di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20 - 25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão Noru, nhiều khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi ghi nhận có mưa cực lớn, có sức tàn phá khủng khiếp. Theo thông tin ghi nhận, người dân vùng tâm bão xem đây là trận bão lịch sự. Người dân trực tiếp hứng chịu cơn bão xem đây là một trong những cảnh tượng chưa từng thấy.
Chia sẻ với báo Thanh Niên, chị T.X (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, mưa lớn gió mạnh khiến căn nhà dưới của gia đình chị bị sập hoàn toàn, tôn bay tứ tung. Mái nhà trên thì gió thổi hở mái tôn, chỉ cần luồng gió lớn là thổi bay. "Căn nhà hiện bị gió thổi rung lắc liên tục, giờ chỉ còn chờ sập nữa thôi. Hiện 4 đứa trẻ, 1 người già và 2 người lớn đang ôm nhau một góc không biết đi đâu. Giờ ra khỏi nhà cũng không biết đi đâu vì xung quanh nhà hàng xóm đều đã đóng kín cửa, không mở cho mình vô được" - chị T.X chia sẻ thêm.
Bão đổ bộ rất mạnh, trong vùng tâm bão ở miền Trung gió giật kinh khủng. Nhiều người dân hoang mang vì đã đến nơi an toàn, đóng kín cửa, thế nhưng tiếng gió của cơn bão quá lớn khiến mọi người lo sợ.
Tại Đà Nẵng, ghi nhận vào 7 giờ sáng 28/9, gió vẫn rất mạnh. Nhiều tuyến đường cây xanh ngã đổ đè lên dây điện và ô tô đậu hai bên đường, nhiều mái tôn bay tung toé bên vỉa hè và trên đường phố. Rất nhiều người dân đã ra đường dọn dẹp để khắc phục sự cố, thiệt hại sau cơn bão.
Tại Thăng Bình, Quảng Nam, ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trời dần sáng đã làm lộ ra những thiệt hại đầu tiên của bão đến với khu vực này. Sau khi quét qua với sức gió lớn rạng sáng, nhiều nhà dân đã bị bay mái tôn. Không chỉ vậy, một số nhà lợp ngói cũng bị gió bão thổi bay mái ngói lỗ chỗ. Nhiều cây bị gãy cành và gió tuốt sạch lá trơ lại khung xương. Nhiều hàng quán cửa hiệu, biển quảng cáo bị gió bão xé toạc hoặc làm vỡ rơi xuống đường.
Hiện tại, sáng ngày 28/9 sức gió đã yếu đi nhiều so với cường độ đỉnh điểm lúc 2-3h sáng nhưng thỉnh thoảng vẫn còn gió giật mạnh. Được biết, tỉnh Quảng Nam sáng nay đã có công văn cho phép người dân và các phương tiện tham gia lưu thông được hoạt động bình thường từ 6h ngày 28/9
Hiện tại, bão Noru đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ. Tại một số khu vực tâm bão đã đi qua, gió vẫn giật mạnh. Chính vì vậy, bà con cần chú ý, tuyệt đối không nên chủ quan mà vội vã ra ngoài. Cơn bão được nhận định là mạnh nhất 20 năm qua đã dần trôi qua và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.
Đến hiện tại, các lực lượng chức năng các tỉnh vẫn đang nỗ lực hết mình để khôi phục điện cho bà con cũng như cố gắng tìm cách liên lạc với những người còn mắc kẹt trên thuyền do bão. Hy vọng bão sẽ sớm tan, bà con có thể ổn định lại cuộc sống.
Những tin tức mới nhất sẽ được cập nhật tại YAN !
Siêu bão Noru được đánh giá là một trong những cơn bão có diễn biến phức tạp đã đổ bộ vào nước ta, ngay lập tức người dân đã tích cực gia cố lại nhà cửa, tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương để đảm bảo công tác phòng chống thiên tai được hiệu quả. Bên cạnh đó, các tàu thuyền cần nhanh chóng di chuyển về đất liền, người dân tuyệt đối không ra tắm biển trong thời gian này.
Từ bao đời nay, miền Trung mỗi năm đều phải gánh chịu hàng chục cơn bão. Dường như bà con đã quen với cảnh di tản hay thậm chí toàn bộ của cải đều bị cuốn trôi sau bão. Chính sự khốn khó, cằn cỗi đó đã khiến bà con nơi đây thêm mạnh mẽ, kiên trì trước sự khốc liệt của thiên tai.
Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY !