Bạo lực chủng tộc tại Ấn Độ khiến hơn 50 người thiệt mạng, 23.000 người phải bỏ nhà

Chia sẻ Facebook
08/05/2023 08:18:35

Ở bang Manipur – Ấn Độ gần đây xảy ra vấn đề  bạo lực chủng tộc, nhà chức trách cho biết hơn 50 người đã thiệt mạng, hàng trăm người phải nhập viện, khoảng 23.000 người phải bỏ nhà đến trú ẩn trong các căn cứ quân đội.

Bạo lực chủng tộc ở Ấn Độ.  (Ảnh chụp màn hình video)


Xung đột nổ ra do nhóm dân tộc Meitei lớn nhất ở Manipur được coi là “ bộ lạc được định danh” (Scheduled Tribes), vấn đề khiến các bộ lạc khác bất mãn.


Cộng đồng Meitei chiếm khoảng 50% dân số của bang Manipur, đã đấu tranh trong nhiều năm để giành được vị thế “ bộ lạc được định danh ”, điều này mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn.


Tại Ấn Độ, địa vị “bộ lạc được định danh ” được ưu đãi trong công việc chính phủ, tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng…


Các nhóm bộ lạc khác nhận thấy địa vị “ bộ lạc được định danh ” của nhóm Meitei gây bất công đối với nhóm họ. Vào thứ Ba (ngày 2/5) hàng ngàn người bộ lạc khác đã biểu tình phản đối và sự kiện nhanh chóng thành xung đột bạo lực.


Ít nhất 55 người đã chết và 260 người khác phải nhập viện kể từ khi bạo lực nổ ra vào đầu tuần trước, CNN đưa tin từ giới chức bệnh viện ở thành phố Imphal cho biết hôm Chủ nhật (7/5).


Trong khi đó, giới chức quân đội Ấn Độ cho biết 23.000 thường dân tại vùng xung đột đã chạy trốn. Những người bỏ chạy được bố trí trú tại các căn cứ quân sự trong tiểu bang.


Bác sĩ Mang Hatzow của Bệnh viện quận Churachandpur ở Manipur nói với CNN : “Hầu hết bệnh nhân nhập viện với vết thương nghiêm trọng”.


Video và hình ảnh phát trên truyền hình địa phương cho thấy cảnh xe cộ và nhà cửa bốc cháy, khói đen dày đặc bốc lên từ đường phố.


Quân đội Ấn Độ đã được triển khai trên đường phố, nhà chức trách đã ban lệnh ngừng cung cấp Internet trong 5 ngày.


Một thủ lĩnh bộ lạc thanh niên làm việc ở Imphal nói với CNN rằng ngày 4/5, nhà của ông đã bị phá hoại khiến ông phải sống trong một trại quân đội. Ông nói: “Thật không may, những gì chúng ta đang chứng kiến ​​ở đây dường như là một loạt các cuộc tấn công được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng và có hệ thống. Nhiều ngôi nhà bị đốt cháy, tất cả các nhà thờ của chúng tôi bị hư hại, một số bị đốt cháy. Những kẻ côn đồ đã vào phá nhà tôi, tôi phải trèo qua hàng rào sang nhà hàng xóm. Tôi chỉ đến được trại này với chiếc túi máy tính xách tay. Tôi không còn gì cả. Đã có rất nhiều người chết”.


Quân đội Ấn Độ cho biết tổng cộng 23.000 thường dân đã được giải cứu và chuyển đến các căn cứ quân sự. Họ đã tăng cường giám sát bằng máy bay không người lái và trực thăng.


Gần đây, Thống đốc Anusuiya Uikey của bang này đã ban hành lệnh “cho bắn chết kẻ nổi loạn” nhằm kiểm soát tình hình. Một tuyên bố từ Sở Nội vụ Manipur cho biết, lệnh này áp dụng cho các tình huống cực đoan khi “mọi hình thức thuyết phục, cảnh báo… đã không hiệu quả, khiến tình hình không thể kiểm soát được” .


Theo Trương Đình, Epoch Times

Một người Nhật mở quán và một người Mỹ làm blogger ở Kharkiv, Ukraine Cùng là người nước ngoài những sinh sống ở Kharkiv, vì sao cụ ông người Nhật và blogger người Mỹ nhận được sự đối xử khác biệt?

Chia sẻ Facebook