Báo cáo PAPI: Người Việt lo lắng về tham nhũng và thu nhập hộ gia đình

Chia sẻ Facebook
05/04/2024 05:02:52

Hai nội dung còn lại là “Quản trị điện tử” có gia tăng và “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” tăng ở mức “khiêm tốn”.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng bị áp giải sau phiên tòa "chuyến bay giải cứu" hồi tháng 7/2023. Tham nhũng vẫn là mối bận tâm lớn của người dân Việt Nam.

3 tháng 4 2024

Người Việt vẫn lo lắng về nạn tham nhũng, tình hình kinh tế quốc gia và thu nhập hộ gia đình.

Thông tin trên được rút ra từ Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Báo cáo này được thực hiện bằng cách khảo sát 19.536 người dân là cử tri trên phạm vi toàn quốc.


Về nạn tham nhũng tại thủ đô Hà Nội và trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” lần lượt là 6,73 và 6,63 – đều thuộc mức “Trung bình thấp”, theo thang đánh giá của UNDP.

Trước đó, vào năm 2022, Hà Nội từng đạt 6,8 – là mức “Trung bình cao”, còn TP Hồ Chí Minh đạt mức 6,32 – là mức “Trung bình thấp”.

Do những ảnh hưởng từ chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt đại án tham nhũng đã được xét xử trong năm 2023.

Tuy nhiên, tỉ lệ những người cho rằng chính quyền cấp tỉnh và cấp trung ương nghiêm túc trong việc giải quyết tham nhũng năm 2023 lại thấp hơn so với năm 2022.

Dù vậy, trang Facebook Thông tin Chính Phủ (Việt Nam) đánh giá rằng người dân có "đánh giá cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng".

Trong khi đó, theo UNDP, báo cáo phản ảnh cảm nhận của người dân chỉ là cho thấy "có sự cải thiện trong hiệu quả phòng, chống tham nhũng", chứ không phải "đánh giá cao".

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình trang Thông tin Chính PhủChụp lại hình ảnh, Trang Thông tin Chính Phủ (Việt Nam) đưa thông tin về báo cáo PAPI 2023

Theo báo cáo, có bốn trên tám chỉ số nội dung PAPI có chiều hướng giảm sút, bao gồm những chỉ số sau:

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương Trách nhiệm giải trình với người dân Thủ tục hành chính công

Hai nội dung khác “hầu như không thay đổi” là “Cung ứng dịch vụ công” và “Quản trị môi trường”.

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình báo cáo PAPI 2023

Chụp lại hình ảnh,

Bốn trên tám chỉ số nội dung PAPI có chiều hướng giảm sút

Về kinh tế, người dân Việt Nam có cái nhìn bi quan cả về tình hình phát triển kinh tế cấp quốc gia và thu nhập cấp hộ gia đình.

Tỉ lệ người trả lời cảm thấy bi quan hơn về mức kinh tế quốc gia và của gia đình đều có xu hướng gia tăng.

Không chỉ nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân cư có mức thu nhập hộ gia đình thấp, ngay cả nhóm có mức thu nhập cao cũng dần mất đi sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết? 28 tháng 3 năm 2024 Vụ Tập đoàn Phúc Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ 28 tháng 3 năm 2024 Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước, Đảng đồng ý 20 tháng 3 năm 2024

Bức tranh tham nhũng ở Việt Nam

Hai yếu tố này được UNDP đánh giá là “trụ cột then chốt tạo nền móng cho một nền quản trị, hành chính hoạt động minh bạch, trong sạch và hiệu quả”.

Bên cạnh việc đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng, chỉ số này cũng phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như quyết tâm kéo giảm tham nhũng của chính quyền và người dân.

Theo đó, chỉ số này tăng từ 6,71 vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023 (chỉ số tính theo thang điểm từ 0 đến 10).

Mức 6,77 đạt mức "Trung bình cao" theo thang đo của UNDP.

Chỉ số này cũng được UNDP đánh rằng có “mối tương quan chặt chẽ nhất với chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng chung của người dân đối với các cấp chính quyền”.

Đáng chú ý, khi nhìn vào dữ liệu từ những năm trước đó được đề cập trong báo cáo, chỉ số vào năm 2023 thậm chí còn thấp hơn năm 2021 (đạt 6,88) và năm 2020 (đạt 6,9).

Chỉ có 12 trên 64 tỉnh thành có mức tăng đáng kể chỉ số này.

Trong khi đó, có 19 tỉnh, thành phố có mức sụt giảm đáng kể và 28 tỉnh, thành phố không đạt bước tiến đáng kể nào so với năm 2021.

Chụp lại hình ảnh,

Mức độ kiểm soát tham nhũng của Việt Nam đạt mức "Trung bình cao" vào năm 2023

Theo báo cáo, việc phải đưa “lót tay” khi làm thủ tục cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn là một tập quán phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố.

Về “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, UNDP đánh giá rằng tính hiệu quả “có xu hướng giảm sút”. Năm 2023, chỉ số này của Việt Nam là 5,16 – là mức thấp nhất tính từ năm 2020.

Chỉ số này đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp trong việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng “quyền được biết” của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh kế.

Có tới 23 tỉnh, thành phố có chỉ số nội dung về công khai, minh bạch giảm đáng kể so với năm 2021, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã.

Cụ thể, chỉ số “công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương” bao gồm bốn nội dung thành phần:

Tiếp cận thông tin Công khai danh sách hộ nghèo Công khai thu chi ngân sách cấp xã Công khai kế hoạch sử dụng đất/bảng giá đất

Về sự sụt giảm của chỉ số này, UNDP giải thích bằng việc viện dẫn sự “sự sụt giảm mạnh” của cả “công khai thu chi ngân sách cấp xã” và “công khai danh sách hộ nghèo”.

Đáng chú ý, việc công khai thu chi ngân sách cấp xã không chỉ được quy định trong Luật Tiếp cận thông tin 2016 mà cả trong Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022.

Tuy nhiên, năm 2023, chỉ có 38,9% người dân được hỏi cho biết bảng thu chi ngân sách của chính quyền cấp xã được niêm yết công khai.

Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình báo cáo PAPI 2023Chụp lại hình ảnh, Chỉ số về niêm yết công khai thu chi ngân sách của chính quyền cấp xã giảm sâu so với năm 2022

Tiếp đó, trong khi chỉ số “tiếp cận thông tin” tăng từ 0,80 lên 0,86 (trong thang đo từ 0 đến 2,5), chỉ số “công khai kế hoạch sử dụng đất/bảng giá đất” giữ nguyên ở mức 1,33, tương tự năm 2022.

Tương tự, chỉ số “trách nhiệm giải trình với người dân” giảm liên tiếp trong vòng bốn năm gần đây, từ 4,91 vào năm 2020 xuống 4,24 vào năm 2023.

Một xếp hạng khác về tình hình tham nhũng ở các quốc gia là Bảng Cảm nhận Tham nhũng (The Corruption Perceptions Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International).

Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đạt hạng 83/180 vào năm 2023, thấp hơn hạng 77/180 vào năm 2022.

Canh cánh nỗi lo kinh tế, việc làm


Về kinh tế Việt Nam nói chung, người trả lời có cảm nhận bi quan so với năm 2022. Từ năm 2016 đến nay, tỉ lệ người có quan ngại về kinh tế liên tục tăng, từ mức 23,11% (2016) lên 33,58% (2023).

Có 54,4% người được hỏi cho rằng tình hình kinh tế của đất nước ở mức “tốt”, thấp hơn so với 66,1% vào năm 2022.

Trong khi đó, tỷ lệ đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam ở mức “kém” là 13,6% - tăng hơn gấp đôi so với mức 6,1% vào năm 2022 và cao thứ hai kể từ năm 2018 khi câu hỏi này bắt đầu được đưa vào PAPI.

Tương tự, tỉ lệ người trả lời cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của mình là “kém” hoặc “rất kém” tăng lên trong năm 2023 so với kết quả khảo sát từ năm 2018 đến năm 2022 (ngoại trừ năm 2021 khi đại dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng).

Theo UNDP, mối quan ngại của người dân có ý nghĩa lớn, đặc biệt là khi người lao động phải dùng đến các nguồn tiền tiết kiệm, bao gồm bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có chưa đến 30% số người được UNDP khảo sát có bảo hiểm xã hội.

Trong buổi công bố báo cáo, bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Cộng hòa Ireland tại Việt Nam, phát biểu:

“Đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất theo kết quả khảo sát PAPI năm 2023.”

Cụ thể, báo cáo cho thấy “đói nghèo”, “việc làm” và “tăng trưởng kinh tế” là ba yếu tố nhận được nhiều quan tâm nhất so với những vấn đề quản trị hay xã hội khác.

Điều này phần nào phản ảnh những thách thức về kinh tế và việc làm của Việt Nam trong năm 2023.

Theo đó, “đói nghèo” vẫn luôn là mối quan ngại hàng đầu của người dân trong suốt thời gian từ 2015 đến nay, ngoại trừ năm đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 là năm 2021. Khi đó, vấn đề y tế/bảo hiểm được quan tâm hơn cả.

Tỉ lệ quan ngại của người dân về việc làm tăng 2,7%, còn về thu nhập tăng 1,3%.

Xu hướng này còn được phản ánh rõ hơn qua việc có 26% người trả lời cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của họ hiện nay kém hơn so với 5 năm trước.

Đây là mức tỉ lệ cao nhất từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19).

Chia sẻ Facebook