Báo cáo: Ô nhiễm không khí làm giảm hơn 5 năm tuổi thọ ở các quốc gia Nam Á

Chia sẻ Facebook
01/09/2023 16:04:59

Báo cáo dữ liệu thường niên mới nhất của “Chỉ số chất lượng cuộc sống không khí” (AQLI) cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ con người như việc hút thuốc, và hơn cả việc uống rượu. Ở Nam Á, ô nhiễm không khí có thể làm giảm tuổi thọ trung bình của con người lên đến hơn 5 năm.

New Delhi, Ấn Độ chìm trong sương khói. (Ảnh: Saurav022/Shutterstock)

Ngày 29/8, trang web chính thức của Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago đã công bố báo cáo dữ liệu mới nhất về mối đe dọa ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.

Dữ liệu cho thấy, ô nhiễm hạt không khí vẫn là mối đe dọa bên ngoài lớn nhất đối với sức khỏe con người, có tác động đến tuổi thọ của con người tương tự như việc hút thuốc, và cao hơn gấp 3 lần so với nguy cơ uống rượu và nguồn nước không an toàn.

Theo Giáo sư kinh tế xuất sắc Milton Friedman và đồng nghiệp tại Viện Chính sách Năng lượng (EPIC) – ông Michael Greenstone, nhà sáng lập AQLI tại Đại học Chicago, cho biết 3/4 tác động của ô nhiễm không khí đến tuổi thọ toàn cầu xảy ra với cư dân ở 6 quốc gia, gồm Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nigeria và Indonesia, tuổi thọ trung bình giảm sút từ 1 năm đến hơn 6 năm.

Chính phủ của 6,8% các quốc gia ở Châu Á và 3,7% các quốc gia ở Châu Phi đã cung cấp cho người dân dữ liệu chất lượng không khí mở hoàn toàn. 35,6% các quốc gia ở Châu Á và 4,9% các quốc gia ở Châu Phi đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng không khí.

Nam Á là nơi có 4 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới là Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Những quốc gia này chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới. Dữ liệu về ô nhiễm không khí của AQLI cho thấy, nếu môi trường ô nhiễm như hiện nay tiếp tục kéo dài, ước tính tuổi thọ trung bình của người dân tại 4 quốc gia Nam Á sẽ giảm khoảng 5 năm.

Giống như Nam Á, gần như toàn bộ khu vực Đông Nam Á (99,9%) hiện đang được coi là bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm ở một số khu vực tăng tới 25% trong một năm. Tuổi thọ trung bình của cư dân sống ở những khu vực ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á có thể bị bị rút ngắn từ 2 – 3 năm.


Theo báo cáo của AFPReuters , nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Nam Á là do sự phát triển công nghiệp và tăng trưởng dân số nhanh chóng trong khu vực.

So với chất lượng không khí vào đầu thế kỷ này, mức độ ô nhiễm hạt trong không khí hiện nay đã tăng 50%, và trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của cư dân Nam Á.

Do vấn đề ô nhiễm hạt nghiêm trọng, PM2.5 trung bình ở Bangladesh là 74 microgam/m3. Nếu có thể giảm xuống giới hạn 5 microgam/m3 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tuổi thọ trung bình của người dân địa phương sẽ tăng lên 6,8 năm.


“Chỉ số chất lượng cuộc sống không khí” (AQLI) cũng đề cập rằng kể từ năm 2013, 59% tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng trên thế giới là do ô nhiễm không khí gia tăng ở Ấn Độ, dẫn đến tuổi thọ trung bình giảm tương đối lớn ở các khu vực bị ô nhiễm nặng của nước này.

New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, với mật độ dân số cao, đã trở thành thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới. Mức độ ô nhiễm hạt trung bình hàng năm lên tới 126,5 microgam/m3. Tuổi thọ trung bình của người dân New Delhi đã giảm đến hơn 10 năm.


Đông Thần Vũ / Vision Times

Cám dỗ ngọt ngào: Khủng hoảng tiềm ẩn từ việc ăn đường

Ăn đường nhiều có thể gây trầm trọng thêm các vấn đề như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tăng chất béo trung tính (Triglyceride) trong máu.

Chia sẻ Facebook