Báo cáo năm 2021: Hơn 550 người dân Trung Quốc gặp báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công

Chia sẻ Facebook
22/04/2022 15:45:32

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại với người là mục tiêu trực tiếp, mà còn nhiều người khác khi họ tham gia bức hại các học viên vô tội.


Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn không hề suy giảm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại trên phạm vi toàn quốc đối với pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm này vào tháng 7/1999. Trong năm 2021 đã xác nhận 132 học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì cuộc bức hại , 1.187 học viên (người cao tuổi nhất là 88 tuổi) đã bị kết án tù , và 16.413 học viên đã bị bắt và sách nhiễu vì đức tin của họ.

Tuy nhiên, cuộc bức hại đã gây thiệt hại không chỉ với người là mục tiêu trực tiếp của cuộc bức hại, mà nhiều người khác, trong đó cả người dân phổ thông và các nhân viên, quan chức của ĐCSTQ tham gia bức hại các học viên vô tội, những người tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, cũng đã phải chịu quả báo trong những năm qua, trong đó có 553 người được Minghui.org báo cáo trong năm 2021.


Trong số 553 trường hợp, 384 người phải đối mặt với quả báo trong năm 2021 và 169 người ở những năm trước đó, 30% (166 trong số 553) trong số này làm việc trong ngành công an (bao gồm cả các trại tạm giam ), 117 (21%) nhân viên thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) hoặc Phòng 610 , và số còn lại làm việc trong hệ thống tư pháp (viện kiểm sát và tòa án), các cơ quan chính quyền, các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh.


Trong cả văn hóa phương Tây và phương Đông, “thiện ác hữu báo” là đạo lý nhân quả được thừa nhận rộng rãi, hàm ý là đến cuối cùng thì ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Đặc tính cơ bản của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Vũ trụ sẽ phúc báo cho những ai có hành vi phù hợp với những đặc tính này; còn những hành vi như đánh đập, tra tấn và sát nhân sẽ phải chịu báo ứng. Nói cách khác, làm việc thiện sẽ được thiện báo, còn làm việc ác sẽ bị ác báo. Những bài viết như thế này có thể xem như một lời nhắc nhở thiện ý về đạo lý “thiện ác hữu báo” để cảnh tỉnh những người có hành vi sai trái.

Hệ thống các cấp tham gia vào cuộc bức hại

Dưới sự chỉ huy của UBCTPL và Phòng 610, hai cơ quan được giao nhiệm vụ đặc biệt trong việc giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công, các quan chức chính quyền ở các cấp khác nhau được huy động để triển khai và thực thi chính sách tiêu diệt học viên Pháp Luân Công.

Công an có trách nhiệm bắt giữ các học viên, viện kiểm sát truy tố các học viên, tòa án kết án các học viên, và các cơ sở giam giữ tra tấn các học viên, nhằm cố gắng buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Cuối cùng, đến công chúng cũng bị kéo vào cuộc bức hại. Lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm giám sát các học viên trong tổ chức của họ, cũng như hỗ trợ tài chính cho các trung tâm tẩy não và các cơ sở giam giữ bất hợp pháp khác. Ngay cả những người dân thường cũng bị buộc phải tố cáo học viên Pháp Luân Công, sau đó các học viên thường sẽ bị bắt giữ và bị tra tấn.

Một số người đã tham gia cuộc bức hại trong một thời gian dài. Ví dụ như Triệu Nan (赵难), cựu Bí thư Huyện ủy huyện Nghĩa (1999-2002) ở tỉnh Liêu Ninh, đã tích cực thực hiện các chính sách bức hại. Ngoài việc lên kế hoạch bức hại các học viên, ông ta thường phát ngôn trong nhiều cuộc họp khác nhau, rằng: “Hãy tống tất cả học viên Pháp Luân Công vào tù!” Trong ba năm rưỡi nhiệm kỳ của mình, ông ta đã khiến ít nhất 72 học viên kiên định đức tin bị đưa vào trại lao động và 254 người bị bắt giữ. Trong số đó, anh Xiao Peng qua đời ở tuổi 30.

Sau đó Triệu đã bị dân chúng tố cáo lên chính quyền vì có hành vi tham nhũng. Ông ta bị cách chức và kết án 6 năm tù. Nhưng báo ứng của ông ta vẫn chưa kết thúc ở đó, trong những ngày tháng cuối đời, ông ta còn mắc bệnh tiểu đường và tắc nghẽn mạch máu não. Cuối cùng, ông ta nhảy lầu tự tử từ tòa nhà chung cư cao 20 tầng, kết thúc một cuộc đời đầy tội ác của mình vào ngày 11 tháng 6 năm 2021.

553 người được báo cáo là phải nhận quả báo trong năm 2021 đến từ 31 tỉnh và thành phố trực thuộc tỉnh. Hắc Long Giang là tỉnh có số trường hợp bị quả báo nhiều nhất với 91 người, tiếp theo là tỉnh Hà Bắc với 85 người. Họ là các quan chức làm việc ở các cấp chính quyền khác nhau, bao gồm cấp tỉnh (người đứng đầu tỉnh hoặc tương đương), cấp cục (giữa cấp tỉnh và quận/huyện), cấp huyện và cấp thị xã. Những người dân thường cũng phải đối mặt với quả báo vì báo cáo các học viên.


Dưới đây là các trường hợp bị quả báo được thống kê theo cơ quan hoặc tổ chức có tham gia vào cuộc bức hại. Danh sách tên tuổi chi tiết có thể được tải xuống tại đây . (tiếng Trung và Anh)

1. Ủy ban Chính trị và Pháp luật

86 viên chức/công chức thuộc UBCTPL của ĐCSTQ được báo cáo là đã phải nhận quả báo, bao gồm:

– 1 ở Bắc Kinh (Vương Vũ)

– 1 ở tỉnh Phúc Kiến (Ngô Vinh Tài)

– 1 ở tỉnh Quảng Tây (Lý Thủy Hằng)

– 1 ở tỉnh Giang Tây (Cung Kiến Hoa)

– 1 ở tỉnh Sơn Tây (Lý Tiểu Minh)

– 1 ở Thượng Hải (Lô Viêm)

– 1 ở Trùng Khánh (Lý Xuyên)

– 1 ở Thiên Tân (Tôn Bảo Thuận)

– 1 ở tỉnh Ninh Hạ (Tạ Quốc Vượng-)

– 2 ở tỉnh Tứ Xuyên (Trần Mẫn, Tiên Minh Phàm)

– 2 ở Tây Tạng (Lý Vận Phong, Chu Giang)

– 2 ở tỉnh Vân Nam (Lý Chính Đức, Thi Hồng Giáp)

– 2 ở tỉnh Chiết Giang (Thịnh Hạ Phong, Giang Tấn Ba)

– 2 ở tỉnh Giang Tô (Vương Lập Bân, Vương Lập Khoa)

– 2 ở tỉnh Hải Nam (Trần Tiểu Á, Lý Đức Thâm)

– 2 ở tỉnh Hồ Nam (Viên Vệ Tưởng, Trần Lập Quân)

– 3 ở tỉnh An Huy (Lăng Dũng, Hứa Cương, Hầu Hóa)

– 3 ở tỉnh Hà Bắc (Nữu Hưng Huy, Doãn Huệ Cường)

– 3 ở Tân Cương (Dương Phúc Lâm, Mạnh Phàm Cương, Mậu Nghị)

– 3 ở tỉnh Hà Nam (Vu Đông Huy, Cam Vinh Khôn, Mã Kiến Tùng)

– 4 ở tỉnh Cát Lâm (Cảnh Duy Nghiêm, Trương Khải Nam, Điền Dã, Hạ Minh Quân)

– 6 ở tỉnh Liêu Ninh (Trương Minh Hữu, Dương Cửu Anh, Doãn Tốn, Tùng Chí Hồng), 3 ở Nội Mông Cổ (Vũ Quốc Thụy, Lý Hạc, Tô Nghĩa Lạp Ba Đồ)

– 7 ở tỉnh Hồ Bắc (Lý Khánh Bình, Lý Đông Huy, Trần Nguyệt Sinh, Kim Quan Ấn, Lý Đông Huy, Chu Chính Hưng, Triệu Trường Hỷ)

– 8 ở tỉnh Quảng Đông (Bành Định Bang, Ngũ Vĩnh Thắng, Trần Văn Mẫn, Trần Tuấn Khâm, Giang Giai Hâm, Hoàng Dật Bân, Trịnh Giai, Khâu Hiếu Lương)

– 8 ở tỉnh Hắc Long Giang (Hà Kiện Dân, Dương Cương, Tôn Ba, Đỗ Hương Sơn, Lý Lực, Vương Ân Long, Ốc Lĩnh Sinh, Vu Trung Nguyên)

– 16 ở tỉnh Sơn Đông (Lưu Mậu Đức, Vương Hành Hoa, Vương Bằng và 12 người khác)

Một ví dụ là Lý Lực, Bí thư Nông trường 8511 kiêm Bí thư Đảng ủy của UBCTPL Nông trường 8511 (nguyên là Phân cục Khai khẩn Nông nghiệp Thành phố Mật Sơn) từ năm 1999 đến tháng 12 năm 2003. Trong nhiệm kỳ của ông ta, hơn 10 học viên đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Kết quả là họ đã bị giam giữ, tra tấn, cầm tù và gia đình tan vỡ.

Sau này, Lý được chẩn đoán mắc bệnh u não. Dù đã đến Bắc Kinh điều trị nhưng khối u vẫn tái phát, và ông ta lại phải làm một cuộc phẫu thuật khác. Ông ta vẫn ở trong trạng thái hôn mê sau cuộc phẫu thuật và qua đời vào tháng 10 năm 2020.

Tranh minh họa cảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn. (Ảnh: Falun Art)

2. Phòng 610

31 nhân viên của Phòng 610 đã bị quả báo trong năm 2021 vì bức hại các học viên Pháp Luân Công, bao gồm:

–1 ở Nội Mông Cổ (Lý Lăng Vũ)

– 1 ở tỉnh Thiểm Tây (Lý Tân Lương)

– 2 ở tỉnh Tứ Xuyên (Liệu Duy Trung, Hình Lâm)

– 2 ở Văn phòng trung ương ĐCSTQ (Bành Ba, Phó Chính Hoa)

– 2 ở Bắc Kinh (Quách Chí Quý và vợ)

– 2 ở tỉnh Hắc Long Giang (Lưu Văn Phổ, Trương Đại Lực)

– 2 ở tỉnh Giang Tô (Đỗ Vĩnh Lương, Tất Hồng Đình)

– 3 ở tỉnh Sơn Đông (Huệ Tòng Băng, Trương Quảng Hiếu, Môn Chấn Lượng)

– 7 ở tỉnh Hồ Bắc (Lý Đức Hội, Diệp Tân Minh, Nguyễn Minh Quý, Diêu Hùng, Trần Tiên Hán, Vương Quang Khôn, Chu Bân)

– 8 ở tỉnh Hà Bắc (Lưu Phú Cường, Mã Ngọc Thiền, Trương Thành Hoa, Vương Phúc Hồng, Dương Tuấn Thành) và 1 người ở Hà Nam (Tôn Kiến Quốc)

Trong 31 trường hợp nói trên, Mã Ngọc Thiền từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt ở tỉnh Hà Bắc. Ông ta đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Chính trị của Công an Tỉnh Hà Bắc vào năm 1998, Phó Giám đốc Công an Tỉnh Hà Bắc năm 2002, Chủ nhiệm Nhóm lãnh đạo Phòng 610 và Chủ nhiệm Phòng 610 năm 2008, Phó Bí thư Đảng ủy UBCTPL Hà Bắc năm 2009, và Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Hà Bắc vào tháng 1 năm 2011.

Tỉnh Hà Bắc là một trong những địa phương bức hại Pháp Luân Công tàn bạo nhất. Ví dụ, gia đình ông Trần Vận Xuyên ở huyện Hoài Lai có sáu người tu luyện Pháp Luân Công. Con trai cả của ông qua đời vì bị tra tấn trong khi bị giam giữ vào năm 2001, ở tuổi 33; con gái của ông là cô Trần Hồng Bình đã qua đời vào năm 2003, ở tuổi 32, do bị bức hại tàn bạo tại Trại Lao động Cao Dương; một người con trai khác là anh Trần Ái Lập đã qua đời vào năm 2004, ở tuổi 35; cuối cùng ông Trần và vợ buộc phải sống xa nhà để tránh bị bắt giữ và cuối cùng cũng bị mất mạng, lần lượt vào năm 2006 và vào năm 2009.

Theo tin tức hồi tháng 7 năm 2021, Mã bị nghi ngờ vi phạm pháp luật và đang bị điều tra.

Tranh minh họa cảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn. (Ảnh: Falun Art)

3. Công an

Tổng số cảnh sát đã bị quả báo trong các cơ quan công an và trung tâm giam giữ là 166 người, bao gồm:

– 1 ở Thiên Tân (Trương Kiện)

– 1 ở Trùng Khánh (Giang Hồng Xuyên)

– 1 ở Trung Ương (Mạnh Khánh Phong, cựu Phó Bộ trưởng Bộ Công an)

– 1 ở tỉnh Quảng Tây (Hoàng Đông Cương)

– 1 ở tỉnh Hải Nam (Tống Thuận Dũng)

– 1 ở Ninh Hạ (Trương Duệ)

– 1 ở Thanh Hải (Nhu Trí)

– 2 ở Bắc Kinh (Trương Lợi Dân, Vương Hoài Thắng)

– 3 ở Vân Nam (Đồ Lực Quân, Trương Á Minh, Ngô Học Trữ)

– 3 ở Nội Mông Cổ (Lý Thành Nhân, Vu Hải, Lưu Thái Quân)

– 3 ở tỉnh Hà Nam (Lý Quân Tín, Dương Quốc Bình, Hàn Bảo Cường)

– 3 ở tỉnh Hồ Nam (Cao Lỗi, Cốc Lộc Văn, Lý Tương Giang)

– 6 ở tỉnh Sơn Tây (Lưu Tân Vân, Vương Vũ Đạo, Thiệu Hỷ, Dương Mai Hỉ, Mã Ngải Văn, Trương Bảo Bình), 1 ở Thượng Hải (Đường Lệ Na)

– 6 ở tỉnh Cát Lâm (Lưu Hồng Vĩ, Tiền Khổng Lượng, Trương Hoài Can, Lý Tử Mộc, Kỉ Khải Bình), 1 ở Quảng Tây (Diệp Quốc Bình)

– 11 ở tỉnh Hồ Bắc (Lỗ Quân, Viên Đào, Lưu Quốc Hòa, Vạn Huy, Trình Nhiên, Lưu Cúc Sinh, Vương Toàn Thắng, Đặng Hoành Khâm, Thân Minh Hải, Trịnh Thọ Trí, Lý Quý Bình)

– 13 ở tỉnh Liêu Ninh (Lý Văn Hỷ, Tiết Hằng, Lý Vĩnh Phú, Tưởng Duy Tân, Lý Văn Kiệt, Vương Hồng Khôi, Lưu Vũ Nhân, Trần Ái Đảng, Mạnh Vĩ, Vương Khải, Hồ Bân, Dương Kiến Quân, Dương Ngọc Trung)

– 13 ở tỉnh Quảng Đông (Hoàng Vĩ Đình và 2 thành viên gia đình, Lý Hội Dĩnh, Đồng Quốc Chu, Chung Quốc Vinh, Hoàng Quế Phan, Chung Minh, Lương Tiến Hải, Trương Vinh Huy, Dương Văn Vĩ, Trịnh Anh Bưu, Chu Phái Đào)

– 15 ở Tứ Xuyên (Mã Lương Huy, Chu Trung Bình, Doãn Kính, Hồ Hồng Lập, Tiền Tích Tuệ, Lưu Hiểu Binh, Triệu Ninh, Dương Đại Lâm, Từ Thành Vũ, Hồ Tiểu Hổ, Lưu Lực Khắc, Trần Quý Xuân, Lương Cao Huy, Trác Nghĩa Tài, Thôi Kính Đông)

– 21 ở tỉnh Hắc Long Giang (Lý Mậu Sơn, Thường Kiến Dân, Hàn Phong, Tôn Diên Bân, Tôn Ngọc Khánh, Lý Nghênh Thần, Lý Thụ Lâm và con trai, Triệu Vinh Châu, Từ Ngọc Đình, Trương Nguyên, Ổ Bổn Hồng, Dương Chấn Phương, Khương Kim Thắng, Trương Trường Thanh, Viên Lục Ưng, Từ Đức Văn, Thượng Hồng Quân, Trương Sĩ Cường, Thiệu Liên Doanh, Trương Khánh Đệ)

– 26 ở tỉnh Sơn Đông (Lý Vệ Đông, Lưu Minh Thái, Lý Chí Dũng, Vu Tùng Nham, Vương Hành Quân, vợ của vợ Vương Hành Quân, Phan Văn Phong, Vũ Truyện Hoa, Hầu Tuấn Nghiêm, Trình Vĩnh Học, Lưu Tú Vĩ, Chung Ngọc Hoa, Tần Lập Sinh, Lý Ngạn Quân, Vương Dũng, Vương Quốc Siêu, Yan Thăng Ba, Hà Kim Minh, Phó An Lương, Mã Phán Long, Dương Ba, Lý Kim Sinh, Đậu Kim Quang, Vương Dũng, Hoàng Tại Thăng, Tiền Văn Đình)

– 32 ở tỉnh Hà Bắc (Giả Thụy Cần và con trai, Tôn Vĩnh Nghiệp, Kiều Nguyên Như, Lưu Văn Chiêm, Trương Hồng Trinh, Đường Quốc Lợi, Dương Khánh Xã và vợ, Ha Phúc Long và cha mẹ, Đổng Quân Bưu, Lưu Kim Lương, Triệu Minh Trí, Tôn Húc Văn, Đường Liên Đống, Tân Quân, Khang Tuấn Vũ, Kì Hiểu Toàn và con trai, Hứa Chấn Hà, Trương Kì Cương, Trần Chí Cương, Trình Úy Thanh, Cao Toàn Bình và vợ, Vương Thuận Nghĩa, Mã Kính Tùng)

Triệu Minh Trí, 56 tuổi, giữ chức Phó Trưởng Công an Thành phố Tam Hà vào tháng 3 năm 2005, và giữ chức Trưởng Công an Yến Giao từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 11 năm 2015. Trong thời gian đó, ít nhất 11 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, 58 người đã mất đi mạng sống vì bị tra tấn, 3 người bị tàn tật do tra tấn, 15 người bị kết án tù, 29 người bị đưa đến trại lao động, và 108 người bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Lang Phường.

Sau khi bị cảnh cáo vào tháng 11 năm 2015, Triệu đã bị cách chức. Ông ta bị kết tội bao che tội phạm có tổ chức, và bị kết án 6,5 năm tù vào tháng 2 năm 2021.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công tại nhà tù của ĐCSTQ. (Ảnh DKN.tv)

4. Viện kiểm sát

Trong số 14 cán bộ công chức/viên chức thuộc viện kiểm sát, có 1 ở tỉnh An Huy (Lưu Diễm), 2 ở tỉnh Hà Bắc (Lưu Bỉnh Vượng, Vương Lệ), 4 ở tỉnh Hắc Long Giang (Bộ Diên Thắng, Triệu Quốc Quân, Triệu Chánh Cát, Cao Vĩ Lợi), 1 ở tỉnh Hồ Bắc (Tôn Ứng Chinh), 3 ở tỉnh Liêu Ninh (Lâm Huy, Quách Trường Bằng, Lưu Chí Trung), 1 ở tỉnh Sơn Đông (Triệu Ứng Trụ), và 2 ở tỉnh Tứ Xuyên (Câu Chi Dương, Diêu Chí).

Vương Lệ, Công tố viên trưởng của Viện Kiểm sát Huyện Lô Long, tỉnh Hà Bắc, qua đời vào tháng 5 năm 2021 ở tuổi 45. Chỉ khoảng một năm kể từ khi bà ta bị chẩn đoán ung thư cho đến khi qua đời. Nhiều người cho rằng cái chết của bà ta chính là quả báo vì đã ngược đãi các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Trong những năm qua, Viện Kiểm sát Huyện Lô Long rất tích cực thực thi chính sách bức hại Pháp Luân Công. Sau khi trở thành trưởng công tố viên trưởng vào năm 2016, Vương đã kết án khá nhiều học viên và bỏ tù họ. Những người này bao gồm chuyên gia y tế Lý Diên Xuân, Bùi Ngọc Hiền và nhiều người khác nữa.

5. Tòa án

40 cán bộ công chức/viên chức ngành tòa án đã gặp quả báo sau khi tham gia vào cuộc bức hại, bao gồm:

– 1 ở Bắc Kinh (Trương Quan)

– 1 ở Thượng Hải (Nhâm Dũng Phi)

– 2 ở Nội Mông Cổ (Đỗ Phượng Tường, Kim Trụ

– 3 ở tỉnh Hồ Bắc (Ngô Đức Tiến, Dương Hạo, Hầu Vượng Phát)

– 3 ở tỉnh Liêu Ninh (Khang Doanh Kiện, Vương Vĩnh Hằng, Dương Đức Thuận)

– 5 ở tỉnh Hà Bắc (Chu Văn Trung, Lý Hồng Thủy, Triệu Tăng Quốc, Lương Căn Sinh, Hoàng Trung), 4 ở tỉnh Hắc Long Giang (Từ Chí Quốc, Uyển Thục Hoa, Lý Thụ Quốc, Diêu Bằng Phương)

– 6 ở tỉnh Tứ Xuyên (Ngụy Thông Minh, Hà Ái Đông, Đoàn Tất Phát, Tạ Tùng Phủ, Ngũ Hoành Sơn, Chu Kì), 1 ở Thiên Tân (Trương Lâm Tài)

– 7 ở tỉnh Vân Nam (Chúc Ngọc Hoa, Trần Xương, Chu Ánh Xu, Tuyến Đông Minh, Hòa Lân Phong, Liễu Dược Tường, Dương Đình Giang)

– 11 ở tỉnh Sơn Đông (Lý Tú Chính, Trần Tư Hiền, Trương Hiểu Ninh, Lý Chính Hoa, Triệu Tây Phong, Vu Cương, Bàng Quốc Phòng, Hoàng Tông Điện, Vương Giang Lam, Hoàng Lương Đông, Sơ lỗ Ninh), 1 ở tỉnh Thiểm Tây (Triệu Hiểu Húc)

Ngày 24 tháng 6 năm 2021, Sơ Lỗ Ninh, Phó Chánh án Tòa án Trung cấp Thành phố Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, đã bị điều tra vì có hành vi phi pháp. Ông ta đã nhảy lầu tự tử tại căn hộ riêng của mình ở một chung cư cao tầng vào ngày hôm sau.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các quan chức tòa án ở thành phố Thanh Đảo đã kết tội một số lượng lớn các học viên với lý do họ đã vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự. Thay vì tiến hành thẩm tra về mặt pháp lý hoặc thẩm tra thực tế, Tòa án Trung cấp Thanh Đảo đã mù quáng mà cùng một giuộc giữ nguyên các phán quyết ban đầu. Hành vi vi phạm pháp luật này đã gây ra vô số án oan cho các học viên và gây tổn hại cho các luật sư bào chữa của các học viên.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công tại nhà tù của ĐCSTQ. (Ảnh Minh Huệ Net)

6. Hệ thống nhà tù

Ở Trung Quốc, các nhà tù được quản lý bởi Cục Quản lý Nhà tù, một cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp. Có 38 người trong hệ thống tư pháp được báo cáo đã bị quả báo trong năm 2021, bao gồm:

– 1 ở Tân Cương (Phạm Quân)

– 1 ở tỉnh An Huy (Trương Kiên)

– 1 ở tỉnh Quảng Đông (Từ Hiển Can)

– 1 ở tỉnh Tứ Xuyên (Đặng Cương)

– 1 ở tỉnh Hà Nam (Vương Văn Hải)

– 2 ở Bắc Kinh (Lưu Vĩnh Thanh, Đoàn Bỉnh Xuyên)

– 2 ở tỉnh Giang Tô (Vu Ái Vinh, Thẩm Đức Minh)

– 2 ở tỉnh Liêu Ninh (Lý Chúng, Diêu Hỷ Song)

– 3 ở Nội Mông Cổ (Từ Hô Hòa, Hác Trạch Quân, Từ Hoành Quang)

– 3 ở Thiên Tân (Phùng Lực, Tổ Văn Quang, Lương Thanh Hải)

– 5 ở tỉnh Hắc Long Giang (Triệu Kim Thành, Vu Phúc Cương, Lưu Phong, Cung Chiếu Phổ, Ngụy Khải)

– 5 ở tỉnh Hồ Bắc (Đàm Tiên Chấn, Chu Dụ Khôn, Hách Ái Dân, Trương Tân Hoa, Vương Hồng Ưng)

– 5 ở tỉnh Vân Nam (Vương Xuân Hoa, Mã Lâm, Trần Ba và vợ Trương Huệ, Lưu Văn Chí)

– 6 ở tỉnh Sơn Đông (Vương Văn Kiệt, Lưu Bảo Thiện, Tề Hiểu Quang, Chiến Hóa Trình, Viên Hồng Trung, Tề Định Quân)

Tháng 5 năm 2021, Diêu Hỷ Song, nguyên Cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý Nhà tù Liêu Ninh, đã bị điều tra về các hoạt động phi pháp. Diêu cũng là Phó Giám đốc Sở Tư pháp Liêu Ninh. Sở Tư pháp Liêu Ninh giám sát Cục Quản lý Nhà tù Liêu Ninh và Cục Trại Lao động. Sau khi các trại lao động đóng cửa vào năm 2013, nhiều học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại đó đã bị đưa đến nhà tù. Một báo cáo trong năm 2018 của Minh Huệ Net cho thấy chỉ tính riêng tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh, có ít nhất 34 học viên đã mất mạng do bị tra tấn.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công tại nhà tù của ĐCSTQ. (Ảnh Minh Huệ Net)

7. Quan chức chính quyền và ĐCSTQ

100 quan chức của ĐCSTQ đã phải nhận quả báo vì bức hại Pháp Luân Công, bao gồm:

– 1 ở tỉnh Quý Châu (Vương Phú Ngọc)

– 1 ở tỉnh Giang Tô (Triệu Chí Tân)

– 1 ở tỉnh Hải Nam (Ngô Xuyên Chúc)

– 1 ở Tân Cương (Trần Hiểu Hổ)

– 1 ở tỉnh Hà Nam (Thượng Văn Ngạn)

– 2 ở tỉnh Hồ Nam (Dương Ý Văn, Chu Tân Huy)

– 2 ở tỉnh Chiết Giang (Chử Mạnh, Đào Thanh Hoa)

– 2 ở Thượng Hải (Dương Hùng, Tiền Hiểu Yến)

– 3 ở tỉnh Cát Lâm (Quan Liên Bình, La Hiểu Lợi và vợ)

– 3 ở tỉnh Cam Túc (Lý Sùng Huyên, An Bằng Tường, Chu Cường Niên)

– 4 ở tỉnh Liêu Ninh (Cao Hoành Bân, Từ Trường Nguyên, Chu Kế Khố, Triệu Nan)

– 4 ở Tứ Xuyên (Lý Tuấn, Tả Viễn Dương, Hùng Quang Lâm và con trai, Tiêu Lôi)

– 4 ở tỉnh Vân Nam (Dương Tương Lai và con trai, con dâu, Vương Băng)

– 4 trường hợp không rõ tỉnh thành (1 là bí thư Đoàn ĐCSTQ cùng 1 người con của vị bí thư này, 1 quan chức chính quyền và 1 người con trai của vị quan chức này)

– 5 ở tỉnh Quảng Đông (Diệp Mộc Vinh, Kim Phồn Phong, Chiêm Đại Dương, Hoàng Trạch Hoàn, Lâm Tráng Sâm)

– 5 ở tỉnh Hồ Bắc (La Thanh Tuyền, Từ Hồng Lan, Đãn Quân Dân, Lưu Minh Đăng, Phương Xương Hỷ)

– 6 ở Nội Mông Cổ (Lưu Bách Điền, Trịnh Tuấn, Uông Dương, Nhâm Kiến Hoa, Trương Thụ Quân, Triệu Toàn Minh)

– 6 ở tỉnh Sơn Đông (Trương Tân Khởi, Diêm Thăng Ba, Tôn Minh Lượng, Lộ Quế Phương và con trai Lý Thế Ngọc)

– 21 ở tỉnh Hà Bắc (Vương Cảnh Vũ, Phiền Học Dân, Kỳ Mãn Tường, Triệu Cách, Để Nghĩa, Cao Phượng Linh, Trương Kiến Dân, Lưu Vạn Số, Tống Khánh Thông, Vinh Thiếu Hoa, Lý Hưng Thụy, Trương Thiếu Kiệt, Đặng Triều Linh, Vương Cảnh Nghĩa, Lưu Sâm Minh, Tô Hữu, Trương Phú Xuân, Lý Mẫn, Trương Chí Hà)

– 23 ở tỉnh Hắc Long Giang (Vu Bảo Quốc, Lưu Thục Phân, Bao Quốc Vinh, Lưu Hồng Cửu, Đổng Ân Tài, Trương Thế Huy, Trương Ân Lượng, Hà Bảo Thuận, Diêu Long, Hầu Minh, Ngô Phúc Lâm, Tôn Hao, Lý Hồng Tường, Lý Cảnh Dương, Khương Thiết Nam, Tôn Thái Vĩ, Trịnh Ba, Trạch Hữu Tài, Lý Quân, Quách Kiệt, Phùng Hiểu Đông, Lưu Duy Quốc, Trương Chấn Vĩ)

Chu Kế Khố, 64 tuổi, cựu Bí thư thôn Tứ Gia ở thành phố Hưng Thành, tỉnh Liêu Ninh là một ví dụ cho trường hợp quan chức của ĐCSTQ nhận quả báo vì bức hại Pháp Luân Công. Các học viên đã nhiều lần thiện ý nói với ông ta chân tướng Pháp Luân Công, nhưng ông ta không tiếp thu. Thay vào đó, ông ta vẫn mù quáng phục tùng chính sách bức hại của ĐCSTQ, đặc biệt là trong chiến dịch “Xóa sổ” năm 2020, theo đó các học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của chính quyền bị nhắm mục tiêu nhằm buộc họ từ bỏ pháp môn tu luyện. Ông ta phối hợp cùng với các quan viên của thị trấn và UBCTPL, cố gắng ép buộc các học viên ký vào các tuyên bố từ bỏ đức tin của họ. Đầu năm 2021, Chu được chẩn đoán mắc hai loại bệnh ung thư và qua đời một tháng sau đó.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công tại nhà tù của ĐCSTQ. (Ảnh Minh Huệ Net)

8. Đơn vị sự nghiệp

40 viên chức/công chức của các đơn vị sự nghiệp đã phải nhận quả báo vì bức hại Pháp Luân Công, bao gồm:

– 1 ở tỉnh Liêu Ninh (Kim Huy)

– 1 không rõ tên tỉnh thành (hiệu trưởng một trường học)

– 1 ở tỉnh Sơn Đông (Đinh Yến Linh)

– 1 ở Thượng Hải (Tưởng Thế Quyên)

– 1 ở Thiên Tân (Bành Tam)

– 2 ở tỉnh Quảng Đông (Hoàng Anh Vĩ, Ngũ Giám Tuyền)

– 2 ở tỉnh Hải Nam (Doãn Tiệp Dư, Khổng Đức Minh)

– 2 ở tỉnh Cát Lâm (Triệu Triết Cảo và con trai)

– 2 ở tỉnh Vân Nam (Chư Triều Vệ, Chu Gia Kiện)

– 9 ở tỉnh Hà Bắc (Vương Minh và con trai, Doãn Thiên Vũ và cháu gái, Tôn Bảo Nghĩa, Điền Vĩnh Quân, Vương Cát Thắng, Hồ Điện Bằng và vợ)

– 10 ở tỉnh Hắc Long Giang (Vu Định Khôn, Trương Văn Minh, Lý Cửu Xuân, Phó Quân Long, Dương Minh Quân, Lý Văn, Khúc Chấn Đào, Mạnh Khánh Cương, Hàn Bằng, Vương Thụ Quốc)

– 13 ở tỉnh Hồ Bắc (Lê Hồng Hà, Lý Hòa Bình và vợ, Hoàng Hiểu Tú, Lưu Kế Sinh, Mạnh Tiên Bình, Hứa Hoa Đông, Lý Cần Tài, Từ Thi Vũ, Lam Quỳnh, một người không rõ tên tuổi)

Tháng 6 năm 2020, để thực hiện chính sách bức hại, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Nam, cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình trực tuyến Hải Nam đã đăng một thông báo kêu gọi người dân địa phương tố cáo các hoạt động của Pháp Luân Công với phần thưởng lên tới 100.000 nhân dân tệ (15.800 USD). Sáu tháng sau, Doãn Tiệp Dư, Tổng Biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Nam, đã qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 51. Ba tháng sau, Khổng Đức Minh, Bí thư chi bộ đảng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Nam, cũng qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 51.

9. Doanh nghiệp nhà nước

20 người từ các doanh nghiệp khác nhau được báo cáo là đã phải nhận quả báo, bao gồm:

– 2 ở tỉnh Sơn Đông (Tang Vận Kim, Trương Khải Thuận)

– 3 ở tỉnh Hà Bắc (Lưu Gia Tuyên, Cao Phúc Sinh và vợ)

– 3 ở tỉnh Hồ Bắc (Trần Bình Lương và con trai, người thứ 3 không rõ tên)

– 12 ở tỉnh Hắc Long Giang (Mạnh Hiến Quốc, Sử Trung Hoa, Lâm Chí Quốc, Vương Kính Đông, Dương Mẫn, Lý Truyền Lâm, Trữ Diễm Phương, Uông Ba Giang, Hoàng Trí Dương, Vương Gia Tân, Tôn Kế Hoa, Ngô Văn Ninh)

Tang Vận Kim, Giám đốc Trung tâm cấy ghép tại Đại học Thanh Đảo, đột ngột qua đời ở tuổi 57 vào ngày 26 tháng 2 năm 2021. Ông ta được cho là đã nhảy lầu từ tầng 16 của bệnh viện. Nhiều báo cáo trên Minh Huệ Net đã tiết lộ Tang có tham gia vào việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc.

Tái hiện cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công tại nhà tù của ĐCSTQ. (Ảnh Minh Huệ Net)

10. Người dân phổ thông

Tám người dân phổ thông cũng gặp phải quả báo vì họ đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bao gồm 3 người ở tỉnh Hà Bắc (Thạch Lập Quân, Cao Vạn Ngân, Mã Thụ Lâm), 2 ở tỉnh Hắc Long Giang (Lưu và vợ), 2 ở Thượng Hải (Chu Mai Anh và chồng), và 1 ở tỉnh Tứ Xuyên (Trạch Tú Hoa).


Người Trung Quốc có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” . Trong hơn 23 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng nỗ lực để nói với mọi người chân tướng pháp môn tu luyện, kêu gọi mọi người không tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, chỉ với mong muốn là để mọi người được phúc lành, sức khỏe và bình an. Nhưng nhiều cán bộ nhà nước và dân thường vẫn từ chối lắng nghe lời khuyến thiện của các học viên.

Hắc Long Giang và Hà Bắc là hai tỉnh đóng vai trò tiên phong trong việc đàn áp Pháp Luân Công và số trường hợp bị quả báo ở các tỉnh này cũng là cao nhất. Chúng tôi thành tâm hy vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ nghe theo tiếng gọi của lương tri mà ủng hộ những người vô tội, từ chối hợp tác với ĐCSTQ vì một tương lai tươi sáng hơn.


Theo Minh Huệ Net

Chia sẻ Facebook