Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu bật sự xói mòn các quyền tự do ở Hồng Kông

Chia sẻ Facebook
02/04/2022 07:36:43

Hôm thứ Năm (31/3), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính quyền trung ương Trung Quốc đã đóng một “vai trò chưa từng có” trong năm qua để định hướng kết quả cuộc bầu cử ở Hồng Kông.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Embed from Getty Images


Đây là một trong số những phát hiện được đưa vào báo cáo hàng năm của Đạo luật Chính sách Hồng Kông trước Quốc hội về tình trạng tự do dân chủ ở Hồng Kông.


Nhìn chung, bản báo cáo vẽ nên một bức tranh ảm đạm về quyền tự do ngày càng xấu đi trong chính trị, truyền thông và xã hội dân sự Hồng Kông. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tái khẳng định lập trường của Washington rằng Hồng Kông không còn được đảm bảo sẽ nằm trong quy chế đối xử đặc biệt của Hoa Kỳ.


Ông Blinken nói: “Trong năm qua, CHND Trung Hoa đã tiếp tục phá bỏ các thể chế dân chủ của Hồng Kông, gây áp lực chưa từng có đối với cơ quan tư pháp và bóp nghẹt các quyền tự do về học thuật, văn hóa và báo chí.”


Mối quan ngại hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là các biện pháp được Bắc Kinh thực hiện vào tháng 3 năm ngoái để đại tu hệ thống bầu cử của Hồng Kông, mở rộng Ủy ban bầu cử bao gồm một đơn vị mới [thân Trung] và trao cho cơ quan có thẩm quyền mới này quyền quyết định ai có thể tranh cử các ghế trong Hội đồng Lập pháp (Legco).


Báo cáo của Bộ Ngoại giao cho biết: “Các quan chức của CHND Trung Hoa đã đóng một vai trò chưa từng có trong việc định hướng kết quả cuộc bầu cử ở Hồng Kông.


Trong cuộc bầu cử Legco đầu tiên kể từ khi có những thay đổi, đơn vị mới này đã giành được gần như tất cả các ghế vào tháng 12, củng cố vị trí của nó đối với cơ quan lập pháp của thành phố.”


Các cuộc bầu cử gần đây cũng đã chứng kiến ​​tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ năm 1997. Các quan chức thành phố còn tuyên bố rằng cử tri có nhiều lựa chọn “đa dạng”, trong khi các đảng đối lập lớn không có ứng cử viên nào.


Bộ Ngoại giao Mỹ cũng chỉ trích cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 50 người trong năm qua vì cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia, cũng như giam giữ nhiều người trong thời gian dài không xét xử “vì có biểu hiện hoặc hoạt động chính trị bất bạo động”.


Mỹ cũng cáo buộc các cơ quan chức năng của thành phố đã “làm xói mòn tính độc lập và khả năng thượng tôn pháp luật của cơ quan tư pháp”, bao gồm cả việc quyết định thẩm phán nào có thể xử các vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, tăng ngưỡng bảo lãnh và cho phép thay thế các bồi thẩm viên bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán.


Báo cáo hôm thứ Năm của Hoa Kỳ được đưa ra một ngày sau khi Anh rút hai thẩm phán phục vụ cuối cùng của mình khỏi tòa án cấp cao nhất của Hồng Kông. Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố rằng quyền tự do xói mòn đã đạt tới “điểm đến hạn mà các thẩm phán Anh không còn có thể ngồi trên ghế lãnh đạo của tòa án Hồng Kông, và sẽ có nguy cơ hợp pháp hóa sự áp bức”.


Trong năm qua, nhà chức trách thành phố đã tịch thu tài sản và bắt giữ lãnh đạo cấp cao của hai hãng tin tức chống chính phủ, Apple Daily và Stand News, buộc họ phải đóng cửa.


Trong báo cáo của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong năm qua, ước tính có khoảng 15.000 công dân Mỹ đã rời Hồng Kông, với nguyên nhân là các chính sách nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19 và “các yếu tố khác”.


Trích dẫn vụ bắt giữ luật sư nhân quyền người Mỹ vào tháng 1 năm 2021 theo thẩm quyền của luật an ninh quốc gia, báo cáo nói rằng những người Mỹ công khai chỉ trích chính phủ Trung Quốc hiện đang có “nguy cơ cao bị bắt, giam giữ, trục xuất hoặc truy tố”.


Bộ Ngoại giao hiện khuyến cáo công dân Hoa Kỳ không đi du lịch đến Hồng Kông, với lý do “việc thực thi tùy tiện luật pháp địa phương và các hạn chế đi lại liên quan đến COVID-19”.


Xuân Lan (theo SCMP)

Tại sao ĐCSTQ muốn người Trung Quốc thù hận người Hồng Kông? Quan chức Đại Lục tuyên truyền người Hồng Kông "trốn về Đại Lục tránh dịch", khiến rất nhiều ngôn luận thù hận người Hồng Kông

Chia sẻ Facebook