Bánh mì tốt nhưng ngày nào cũng ăn có được không?
Bánh mì từ lâu đã là món ăn sáng được nhiều người yêu thích vì tiện lợi và ngon miệng. Tuy nhiên, ngày nào cũng ăn bánh mì có lợi cho sức khỏe?
Lợi ích tuyệt vời của bánh mì mà không phải ai cũng biết
Tốt cho ruột: Bánh mì là nguồn phong phú chất xơ nên rất tốt cho hệ thống tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm phân, từ đó giải quyết được tình trạng táo bón. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đàn ông trên 50 tuổi cần 38 gr chất xơ mỗi ngày và phụ nữ là 25 gr. Thông thường 2 lát bánh mì cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ cho mỗi người.
Cấp nguồn năng lượng dồi dào: Cơ thể chúng ta luôn cần carbohydrate (carbs) bởi nó là cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Theo, Kate Turner, sáng lập Live Well with Kate (Mỹ), cho biết: "Cơ thể chúng ta phân hủy các loại carbs đơn giản và phức tạp thành glucose để sử dụng cho các tế bào khắp cơ thể hoặc được lưu trữ trong cơ để sử dụng trong tương lai". Đặc biệt, nếu muốn có một nguồn năng lượng thật dồi dào, hãy chọn bánh mì nguyên hạt. Bánh mì trắng sẽ cung cấp nguồn năng lượng ngay lập tức, nhưng vì nó chỉ có một lượng nhỏ chất xơ và thiếu vitamin, khoáng chất so với bánh mì nguyên hạt. Bởi vậy, ăn bánh mì trắng bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn.
Có thể giảm cân: Bánh mì được xem là chọn lựa đúng đắn cho người gặp khó khăn khi theo đuổi chế độ ăn kiêng với khẩu phần chứa ít thành phần carbon. Cũng giống như những hình thức ăn kiêng khác, bánh mì chứa ít calorie hơn so với lượng calorie cơ thể đốt cháy mỗi ngày. Một số kiểm chứng về thực phẩm cho thấy thành phần tinh bột đối kháng của bánh mì chế biến từ hạt còn nguyên cám có thể giúp kiềm chế cảm giác đói bụng, kiểm soát được lượng đường trong máu và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Giảm nguy cơ bệnh tim: Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường Đại học Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.
Có thể cải thiện tâm trạng: Cơ thể cần chất folate và a xít folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên bổ sung khoảng 400 microgam những chất này hằng ngày, và 4 lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu ấy. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì có chứa vitamin E, vitamin B, phốt pho, ma giê, sắt và kẽm. Các chất này có thể bảo vệ chống lại chứng bệnh tinh thần, từ đó thúc đẩy tâm trạng. Đặc biệt, chất sắt giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác, tự tin.
Tốt cho xương: Theo trang Readandshare, 4 lát bánh mì mỗi ngày cung cấp 164 mg can xi (tương tự 100 gr sữa chua) trong khẩu phần 800 mg can xi mỗi ngày mà cơ thể cần. Do đó, ăn bánh mì sẽ giúp tăng đáng kể lượng can xi cho xương.
Ngày nào cũng ăn bánh mì có tốt không?
Bánh mì là loại nguyên liệu tiện lợi cho các bữa ăn. Thế nhưng việc lạm dụng thức ăn nhanh này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Làm tăng lượng cholesterol: Các nghiên cứu cho thấy, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần. Do vậy, việc thường xuyên ăn bánh mì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh tim mạch, béo phì.
Làm giảm đường huyết: Bánh mì là nguyên liệu có chỉ số đường huyết rất thấp. Tuy nhiên khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức và rất dễ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Vì vậy, bánh mì là loại đồ ăn nhanh không được khuyến khích với những người mắc bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều gây mệt mỏi: Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể. Tuy nhiên, chất xơ lại giúp bộ não bộ hoạt động, vì vậy khi thiếu chúng não bộ không thể hoạt động bình thường. Người hiện đại dùng bánh mì ít nhất hai - ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân khiến người ta mệt mỏi. Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 - 50 năm về trước.
Tăng nguy cơ gây ung thư thận: Kết luận trên được Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận (Renal Cell Carcinoma – RCC) và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm. Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả. Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác Đặc biệt trong lúa mì chứa axit phytic sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không co cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng.
Nếu dùng bánh mì không hết, chúng ta cần bọc kín, để những nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi đem sử dụng lại nên kiểm tra hạn sử dụng cũng như tình trạng của bánh. Theo một chuyên gia thực phẩm khuyến cáo người dân khi ăn bánh mỳ nên ăn cùng với các thực phẩm khác như thịt, trứng hay rau, quả để vừa dễ sử dụng lại vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Trúc Chi (theo Lao Động, Thanh Niên)