Băng tan làm phát lộ thi hài người leo núi mất tích 37 năm trước

Chia sẻ Facebook
29/07/2023 17:02:38

Thi hài của một nhà leo núi người Đức mất tích cách đây 37 năm ở con sông băng gần ngọn núi Matterhorn mang tính biểu tượng của Thụy Sĩ đã được tìm thấy, khi các sông băng tan chảy dẫn đến làm phát lộ thi thể và đồ vật được cho là đã thất lạc từ lâu của nhà leo núi này.

Những người leo núi đi bộ dọc theo sông băng Theodul ở Zermatt vào ngày 12 tháng 7 đã phát hiện ra thi hài này và một số thiết bị, cảnh sát ở bang Valais cho biết trong một tuyên bố hôm 27-7.


'Phân tích DNA cho phép xác định danh tính của một nhà leo núi đã mất tích từ năm 1986. Vào tháng 9 năm 1986, một nhà leo núi người Đức, lúc đó 38 tuổi, đã được thông báo mất tích khi không trở về sau một chuyến leo núi'.

Cảnh sát cho biết việc tìm kiếm nhà leo núi mất tích vào thời điểm đó đã không thành công.

Cảnh sát cho biết thêm vào hôm 27-7 rằng thi hài của người leo núi đang được phân tích pháp y tại Bệnh viện Valais, cho phép các chuyên gia liên kết nó với vụ mất tích năm 1986.

Giày đi bộ của nhà leo núi mất tích cách đây hàng thập kỷ được phát lộ

Cảnh sát không cung cấp thêm thông tin về danh tính của nhà leo núi người Đức cũng như hoàn cảnh cái chết của anh ta.

Các nhà chức trách đã công bố một bức ảnh chụp một chiếc ủng đi bộ đường dài có dây buộc màu đỏ nhô ra khỏi tuyết, cùng với một số thiết bị đi bộ đường dài từng thuộc về người mất tích.


Cảnh sát kết luận trong tuyên bố: 'Sự tan chảy của các sông băng ngày càng làm phát lộ thi hài những người leo núi đã được báo cáo mất tích vài thập kỷ trước'.

Việc phát hiện ra thi hài của nhà leo núi người Đức diễn ra khi các nhà khoa học tiết lộ vào đầu tuần này rằng tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng nóng nhất hành tinh trong khoảng 120.000 năm.

Nhà nghiên cứu về sông băng Lindsey Nicholson tại Đại học Innsbruck, Áo, nói với CNN hôm 28-7 rằng các sông băng bị thu hẹp do biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc phát hiện ra thi thể của những người leo núi đã biến mất.

Năm ngoái, các sông băng ở Thụy Sĩ đã ghi nhận tốc độ tan chảy tồi tệ nhất kể từ khi các hồ sơ bắt đầu được thiết lập cách đây hơn một thế kỷ, khi chúng mất 6% khối lượng còn lại vào năm 2022, gần gấp đôi kỷ lục trước đó vào năm 2003, Reuters đưa tin.

>> Xem thêm:

Chia sẻ Facebook