Bảng cân nặng chiều cao cho bé từ 0-10 tuổi tiêu chuẩn theo WHO quy định
Trong bài viết này, mời bạn cùng tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ sơ sinh cho đến 10 tuổi để có thể phần nào đánh giá được sự phát tăng trưởng và phát triển của con yêu.
Bảng chiều cao, cân nặng bé gái chuẩn mới nhất
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của bé yêu căn cứ vào bảng số liệu này để có thể nhận biết được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé trai chuẩn mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của bé yêu căn cứ vào bảng số liệu này:
Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-10 tuổi
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.
Trẻ mới sinh: Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh năm 2021, trẻ mới sinh dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
Chào đời – 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh.
3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
7 – 12 tháng: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
Bố mẹ muốn bé tăng cân, tăng chiều cao thì cần làm gì?
Theo các bác sĩ ở Vinmec khuyên rằng, để có một chiều cao, cân nặng đúng tiêu chuẩn thì bố mẹ hãy cho con của mình có một chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm chứa protein, chất béo, canxi...
Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là những bài tập kéo giãn xương khớp, tập yoga, bài tập treo mình, nhảy dây, bơi lội... Luôn để bé ngủ đúng giấc. Vitamin D của ánh mặt trời cũng là một chất giúp xương khớp chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé và cách để các bé yêu của mình có thể phát triển chiều cao và cân nặng bình thường.