Bán thịt chua Phú Thọ đạt doanh thu 52 tỷ/năm, nữ founder dân tộc Mường khiến Shark Bình rút thẻ vàng 200 triệu, lần đầu "xuống nước" nhượng bộ

Chia sẻ Facebook
08/08/2022 01:46:16

Thái độ cứng rắn, tự tin của Thu Hoa khiến Shark Bình lần đầu "phá lệ" muốn đầu tư vào ngành thực phẩm và lấy thẻ vàng để giành quyền đàm phán.

Nguyễn Thị Thu Hoa, dân tộc Mường, founder của công ty Trường Foods lên Shark Tank tuần này muốn kêu gọi 15 tỷ đồng lấy 10% cổ phần. Công ty chuyên sản xuất thịt chua, đặc sản của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ.


Rất tự tin trình bày trước các Shark, Nguyễn Thị Thu Hoa cho biết cô Khởi nghiệp năm 18 tuổi, không có kiến thức kinh nghiệm nhưng muốn mang đặc sản địa phương đến mọi miền tổ quốc, cô đã tạo ra công thức sản xuất thịt chua hàng loạt, bên cạnh đó phát triển kênh phân phối, hiện tại Trường Foods có 5.000 điểm bán, chiếm 40% thị phần thịt chua tại Phú Thọ và các tỉnh lân cận, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 30%/năm, năm 2021 doanh thu của công ty đạt 52 tỷ/năm mục tiêu đến 2025 doanh thu đạt 420 tỷ và trở thành thịt chua số 1 tại Việt Nam.

Doanh số bán hàng của Trường Foods - hiện năng lực sản xuất đạt 2,5 triệu sản phẩm/năm

Hoa cho biết cô có duyên với nghề sản xuất thịt chua khi về nhà chồng.

"Sản phẩm này là sản phẩm truyền thống, việc công nghiệp hoá, thương mại hoá sản phẩm truyền thống là kinh điển trong khởi nghiệp, bạn làm việc này như thế nào?

Thu Hoa chia sẻ, khi được truyền từ mẹ chồng, lúc đó nhà vẫn sản xuất kiểu truyền thống "một nắm, hai nắm", thịt chua ngon nhất chỉ để được trong 10-12 ngày, chứ không thể để dài như 1-2 tháng như sản phẩm của Trường Foods mặc dù cam kết không sử dụng phụ gia hay chất bảo quản. Cô đã thử nghiệm 1-2 kg sau đó tăng lên 10kg, test theo từng lô. "Để ra công thức như ngày hôm nay không biết đã có bao nhiêu kilogam thịt đổ ra sông rồi", Thu Hoa thừa nhận.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh, Thu Hoa cho biết lợi nhuận 13%/năm (6 tỷ đồng/năm). Sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế ISO 2000 Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Phú Thọ. Quy mô nhà xưởng 2.000m xây 1.000m, bán thủ công với 80 nhân sự. Thời gian đầu công ty lấy thịt tươi tại các hộ dân quanh vùng, khi phát triển công nghiệp quy mô lớn bắt đầu sử dụng thịt của Meat Deli và các nhà cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo tiêu chí và pháp lý liên quan.

Điểm bán là quán bia và các quán nhậu. 60% điểm bán ở tỉnh Phú Thọ, còn lại ở các tỉnh lân cận. Mục tiêu của công ty nếu có thêm nguồn lực từ các shark đến năm 2024 sẽ sản xuất thêm các mặt hàng từ thịt lợn và kênh quán nhậu (có cả nem chua), thịt chua là phễu (khởi nghiệp) để đưa các mặt hàng khác vào. Thu Hoa cho biết muốn phủ kín tại tỉnh Phú Thọ, sau đó lan toả tại miền Bắc rồi mới phát triển miền Trung và miền Nam.

"Các em đang có lãi, em cam kết lợi nhuận các shark thu được như thế nào?", shark Hưng đặt câu hỏi.

"Khởi nghiệp của em từ 4 triệu đồng mẹ chồng em cho vay, hầu như lãi sau này đều mang đi tái đầu tư và phát triển thị trường, một hai năm gần đây mới hoà vốn. Tiềm năng thị trường phát triển thịt chua, nhiều cơ sở nhỏ lẻ cũng đang làm, một số ông lớn có làm nhưng họ đã đóng cửa. Nếu có các Shark vào thì sẽ lan toả nhanh hơn. Trong trường hợp Trường Foods đạt mục tiêu doanh thu thì các Shark chỉ mất 3,5 năm là hoàn vốn, còn nếu tăng trưởng đúng lộ trình như vừa qua là 30%/năm thì mất 7,5 năm"

Sản phẩm thủ công như của Trường Foods khó xuất khẩu nên Shark Erik Jonsson, đối tác điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm Antier Việt Nam, vị Shark mới xuất hiện lần đầu trên Shark Tank quyết định không đầu tư.

Thu Hoa cho biết tài sản của cô hiện ở mức 8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 5 tỷ đồng, mặc dù vậy cô huy động 15 tỷ đồng chỉ với 10% cổ phần, tức là định giá công ty 135 tỷ đồng pre-money.


"Em mong muốn trở thành công ty thực phẩm chuyên về đồ nhậu số 1 Việt Nam ", Thu Hoa tự tin trả lời. "15 tỷ này em sử dụng 10 tỷ để xây dựng nhà máy bao gồm 7 loại đồ nhậu như nem chua, nem bùi, giò, thịt trâu khô, thịt lợn khô…".

Khi Shark Bình hỏi về cách chống hàng giả, hàng nhái, Startup cho biết sản phẩm có khuôn riêng, trên thân hộp và nắp đều khắc tên của Trường Foods. Và kế hoạch đồ nhậu thì công ty đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp một bộ thương hiệu riêng. Cũng có vài bên làm thương hiệu nhưng chuyên về kênh đồ nhậu thì chưa có nhiều. Nên công ty muốn mở rộng nhà máy, làm kênh phân phối về mặt hàng đồ nhậu. Doanh số của nhà phân phối ở kênh đồ nhậu hiện đang rất tốt.

"Tôi nghĩ là thôi bạn có 8 tỷ, tôi bỏ ra 15 tỷ, tôi bỏ ra gấp đôi đáng nhẽ là tôi phải 7 phần bạn 3 phần nhưng mà bây giờ chia đôi 50/50, hay thôi cho bạn 55%, tôi 45% cổ phần."


Shark Liên rất mong muốn đi cùng với Startup để kiểm soát vấn đề chất lượng đầu vào. "Tôi giúp bạn phát triển vào thị trường và thị phần của bạn có thể đi đến 63 tỉnh thành trên cả nước. Tôi chốt lại là 15 tỷ cho 49%." Shark Liên cũng đưa ra deal bà muốn.

. "Ngành thực phẩm chưa bao giờ là thế mạnh hay là mối quan tâm của anh trước đây, nhưng lại có 1 điểm chung là anh cũng thích nhậu… Có thể nói đây cũng liên quan đến sở thích cá nhân, cùng với một số thông tin của em cung cấp, anh offer 15 tỷ đầu tư cho 35% cổ phần."


Shark Hùng Anh cũng tham gia vào cuộc chơi. "Công sức bạn bỏ ra trong 10 năm qua cũng khá lớn nên mình sẽ offer 15 tỷ đổi lấy 30% cổ phần".

"Tôi không hạ tỷ lệ. Nếu cam kết của em đến 2025 đạt được 420 tỷ doanh số và lợi nhuận đạt được khoảng 12-13% thì tôi sẽ tặng lại bạn 1 tỷ lệ tương ứng với kết quả đạt được của bạn up to 10%. Tặng ngược lại nếu bạn đạt được KPI như bạn cam kết. Tôi chỉ cần giữ 35 thôi."


Shark Hùng Anh mở két vàng lấy ticket. Ông cho rằng bây giờ chỉ có ai có ticket này với giá cao hơn ông thì mới được làm việc với Startup.

Shark Liên cũng nhắc lại nếu Startup nhận deal của bà thì bà với Shark Hưng sẽ cùng đồng hành.

Thu Hoa hơi nghẹn ngào khi chia sẻ rằng gần như là cả tuổi thanh xuân, tâm huyết của chị đều dành cho sản phẩm thịt chua này. Khi chị bắt đầu khởi nghiệp, thịt chua thì chưa có nhiều nhưng tất cả các hãng đều rẻ hơn so với Trường Foods vì chị phải đảm bảo chất lượng đầu vào, tất cả mọi thứ. Đến thời điểm hiện tại thịt chua của chị đang đắt hơn thị trường 20-25% nhưng sản phẩm vẫn đang chiếm được 40% thị phần. Chị rất tự tin vào chất lượng sản phẩm cũng như mục tiêu sắp tới đã đề ra chắc chắn sẽ đạt được. Chị mong các Shark xem xét lại deal.

Trong khi các Shark đưa ra thêm ý kiến, Shark Hùng Anh "nhắc nhẹ" rằng ông có Golden Ticket nên đúng theo nguyên tắc của luật chơi, chỉ 1 mình ông được đàm phán với Startup thôi.


Điều này đã khiến Shark Bình cũng phải đứng lên đi lấy Golden Ticket để tham gia vào cuộc chơi này. "Anh sẽ ghi cái Golden Ticket này cho em 200 triệu, giành quyền deal với em", ông hào phóng cho biết.

"Em có quan sát nãy giờ anh ăn nhiều nhất không? Có thể nói đây là 1 cái deal đầu tiên trong ngành thực phẩm anh tham gia trong Shark Tank và trong cả sự nghiệp đầu tư của anh. Vì sao mà lại 35%? Anh muốn là tham gia sâu với Startup trong việc thúc đẩy sản phẩm này tiêu thụ trong nước và đồng thời là mong muốn tìm thêm những cái long mạch khác làm sao để biến công ty này thành thực phẩm có nhiều portfolio (danh mục) sản phẩm hơn nữa, đặc biệt nhắm đến thị trường dân nhậu mà anh cũng là 1 thành phần. Anh nghĩ là 35% là con số hợp lý để ít nhất là Shark còn có tiếng nói ở trong công ty."

Thu Hoa xin đàm phán với deal là 15 tỷ cho 15% cổ phần. Shark Bình cho rằng 15% quá thấp, 30% là hợp lý.

"Deal cuối cùng mà em chốt là 15 tỷ cho 15% cổ phần ạ. Thực sự là em tự tin về việc nếu các Shark đi cùng với em, em có thể là làm được đúng như mục tiêu cam kết."

Shark Bình đưa ra con số 25% nhưng Thu Hoa đàm phán mức 15 tỷ cho 20% cổ phần.


Shark Bình đồng ý 15 tỷ cho 20% cổ phần kèm theo điều kiện là Startup sẽ phải đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giống như đã nói.

, "Thật sự tôi rất vui và hạnh phúc. Đầu tiên Shark Hùng Anh mở két là tôi đã thấy gần như vỡ òa rồi. Người này thực sự muốn đầu tư cho mình. Tiếp tục Shark Bình lại mở két thì tôi lại càng cảm thấy, à chắc chắn là mình đã được đầu tư rồi. Vui, niềm vui không biết tả như nào cho hết".

Chia sẻ Facebook