Bạn sẽ trở thành bậc thầy giao tiếp xã hội với 4 nguyên tắc này

Chia sẻ Facebook
05/12/2022 15:26:47

Biết mình biết người là cốt lõi trong việc nắm vững cách ứng xử đối với các mối quan hệ. Nếu thực hiện được 4 nguyên tắc sau đây, bạn hoàn toàn có thể trở thành một “chuyên gia thực thụ” trong giao tiếp xã hội.

Biết mình biết người là cốt lõi trong việc nắm vững cách ứng xử đối với các mối quan hệ. Nếu thực hiện được 4 nguyên tắc sau đây, bạn hoàn toàn có thể trở thành một

“chuyên gia thực thụ”

trong giao tiếp xã hội.

Biết mình biết người là cốt lõi trong việc nắm vững cách ứng xử đối với các mối quan hệ. (Ảnh: CandyRetriever/ Shutterstock)


Từ quan điểm xã hội học mà xét, mỗi chúng ta không thể phát triển nếu không có các mối quan hệ trong quần thể. Còn đứng từ góc độ của gia đình cơ bản mà xét thì nó cũng giống như một mối quan hệ xã hội thu nhỏ. Sau khi bước chân ra ngoài xã hội và đi làm, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn, vậy làm thế nào để hòa hợp với mọi người thì đó là một quá trình học tập rất lâu dài. 4 nguyên tắc dưới đây rất đáng để bạn suy ngẫm.

1. Đầu tiên hãy nghĩ xem bạn muốn trở thành người như thế nào


Nguyên tắc đầu tiên, trước khi kết bạn, nhất định cần nghĩ xem mình muốn trở thành kiểu người như thế nào. Đây là mục tiêu làm người, tức là con đường mình muốn đi là gì, quan trọng nhất là suy nghĩ rõ ràng về con đường của chính mình, như vậy mới có thể thu hút kiểu người tương tự. Nói cách khác, nó là cơ sở đối chiếu tốt nhất cho tiêu chuẩn lập thân, lập nghiệp của chúng ta.


Có câu chuyện rằng, một người đang ở trong hoàn cảnh vô cùng tuyệt vọng, vì vậy đã kết bạn với đủ thứ loại người. Sau này quay đầu nhìn lại bản thân, anh ta cảm thấy mình không nên lãng phí cuộc đời như vậy, mà nên phấn đấu để trở thành người tốt hơn. Vì vậy anh đã kiên quyết cắt đứt liên lạc với những người bạn cũ không tốt và chọn một người bạn mới, để định hình một cuộc sống cho tương lai.


Trong Chu Dịch có một câu nói: “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (người tốt và người xấu khó mà ở cùng nhau, khi nhìn vào những người bạn của một người, thì có thể phần nào đánh giá được người đó). Bạn bè thực chất là tấm gương phản chiếu nội tâm và tâm tư của chúng ta, muốn làm người tốt thì tự nhiên sẽ thu hút người tốt để kết giao.

2. Coi trọng việc lớn, bao dung việc nhỏ


Trong quan hệ giữa người với người, nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần học là coi trọng việc lớn và bao dung việc nhỏ. Vậy coi trọng việc lớn là gì? Chính là khi nói đến nguyên tắc làm người và làm việc thì sẽ không bao giờ thỏa hiệp, còn một số tiểu tiết trong cuộc sống thì không cần quá so đo. Khi tiếp xúc với mọi người, chúng ta cần thiết lập các nguyên tắc kết bạn của riêng mình, chẳng hạn như không kết bạn với người thiếu chính trực, những người hay nịnh nọt… Điều này vô hình trung có thể giúp chúng ta sàng lọc bạn bè.


Đối với bạn bè, có những thiếu sót vô hại và không ảnh hưởng đến giao tiếp giữa mọi người với nhau, thì chúng ta thực sự cần phải bao dung. Chỉ cần chú ý đến các nguyên tắc, chúng ta có thể thực sự kết giao được với những người bạn cùng chí hướng và tiến xa hơn cùng với nhau.


Chỉ khi tận đáy lòng chúng ta biết rằng mỗi cá nhân đều có những đặc điểm riêng biệt, thì chúng ta mới có thể thực sự thấu hiểu và bao dung với người khác.

Chỉ khi tận đáy lòng chúng ta biết rằng mọi người đều khác nhau, chúng ta mới có thể thực sự hiểu và bao dung với người khác. (Ảnh: Ann Rodchua/ Shutterstock)

3. Tôn trọng người khác, hài hòa nhưng khác biệt


Trong việc hòa hợp giữa mối quan hệ giữa các cá nhân, chúng ta nên hiểu rằng mọi người đều khác nhau, sự khác biệt này đến từ sự khác biệt về môi trường gia đình, giáo dục, suy nghĩ, tính cách, v.v., bởi vì mỗi người đều là một cá thể độc lập.


Vì vậy, trong việc hòa hợp với mọi người, chúng ta cần thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt ở người khác. Khi gặp phải ý kiến khác với của mình, chúng ta cần đối đãi khoan dung và đặt bản thân mình vào vị trí của họ để thấu hiểu lý do họ có ý kiến khác biệt như vậy. Chỉ khi từ tận đáy lòng hiểu rằng mọi người đều khác biệt, chúng ta mới có thể thực sự thấu hiểu và bao dung cho người khác, thay vì nghĩ rằng người khác có tính cách kỳ quặc, thì chúng ta sẽ không ép buộc người khác phải giống mình.


Khi chúng ta thực sự hiểu người khác và hiểu chính mình, chúng ta sẽ chủ động khám phá những điểm tương đồng với họ và thực sự thiết lập các kết nối sâu sắc.

4. Giữ khoảng cách nhất định

Khi tiếp xúc với mọi người thì nhất định cần duy trì khoảng cách thích hợp để đảm bảo không gian và quyền riêng tư của nhau, như vậy mối quan hệ mới có thể lâu dài. (Ảnh: BaLL LunLa/ Shutterstock)


Trong tâm lý học có một từ gọi là giới hạn, khi tiếp xúc với mọi người thì nhất định cần duy trì một khoảng cách thích hợp để đảm bảo không gian và quyền riêng tư của nhau, như vậy mối quan hệ mới có thể tồn tại lâu dài.


Nếu mối quan hệ giữa người với người quá gần thì giá trị của khoảng cách sẽ mất đi. Cho dù đó là mối quan hệ giữa bạn thân hay giữa vợ chồng, thì khi giá trị của khoảng cách bị mất đi, họ sẽ có nhiều hành vi thái quá, chẳng hạn như không quan tâm đến những gì người khác nói, thậm chí không còn chú ý đến mọi thứ. Đây lại chính là mấu chốt khiến mối quan hệ giữa hai người không ngừng xấu đi.


Khi chúng ta biết tôn trọng quyền riêng tư và không gian riêng của mỗi người, đồng thời giữ một khoảng cách nhất định thì mối quan hệ sẽ trở nên hòa hợp và khăng khít hơn.


Nhìn chung, đây là 4 nguyên tắc vàng trong quan hệ giao tiếp, nếu thực hiện được thì mối quan hệ giữa người với người sẽ vô cùng suôn sẻ và ngày càng tốt đẹp hơn.


Vision Times


Tuyết Liên biên tập

Mối quan hệ dù thân thiết đến đâu cũng không nên nói ra 6 điều này Có câu, người nói vô tâm, người nghe hữu ý, cho dù mối quan hệ với người khác tốt đẹp đến đâu, bạn cần cân nhắc trước khi nói điều gì.

Chia sẻ Facebook