Baidu chính thức cung cấp dịch vụ robotaxi điện hoàn toàn không cần người lái với mẫu Apollo RT6 EV
(Tổ Quốc) - Baidu, gã khổng lồ công cụ tìm kiếm của Trung Quốc đã đầu tư tiền vào AI và công nghệ xe tự hành, và công bố một robotaxi chạy hoàn toàn bằng điện mới mà họ có kế hoạch triển khai trên quy mô lớn khắp Trung Quốc.
Baidu sẽ bổ sung thêm một mẫu xe tự hành mới - Apollo RT6 EV - sự kết hợp giữa SUV và xe tải nhỏ đi kèm với vô lăng có thể tháo rời - vào dịch vụ gọi xe Apollo Go của mình vào năm tới.
Robotaxi chạy pin mới là phương tiện tự hành thế hệ thứ sáu của Baidu và là mẫu xe đầu tiên được xây dựng trên nền tảng xe tự lái Xinghe của hãng. Nhà sản xuất ô tô cho biết việc phát triển kiến trúc pin-điện theo công nghệ mới đã giúp cắt giảm chi phí sản xuất xuống mức 37.000 USD/ chiếc.
Baidu cho biết những tiến bộ gần đây trong sản xuất đã cắt giảm chi phí sản xuất, cho phép họ xây dựng và vận hành hàng chục nghìn robotaxi trên quy mô khắp các siêu đô thị của Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến vào năm tới.
Robin Li, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Baidu, cho biết tại hội nghị công nghệ Baidu World 2022: "Việc giảm chi phí lớn này sẽ cho phép chúng tôi triển khai hàng chục nghìn AV trên khắp Trung Quốc. "Chúng tôi đang hướng tới một tương lai mà việc di chuyển bằng robotaxi sẽ chỉ bằng một nửa chi phí đi lại bằng taxi ngày nay".
RT6 có chỗ ngồi cho hai đến bốn hành khách. Công ty cho biết, vô lăng có thể tháo rời sẽ tạo thêm không gian cho “chỗ ngồi, máy bán hàng tự động, laptop hoặc máy chơi game”. Cửa sổ trời kéo dài đến hết chiều dài của xe giúp đón ánh sáng tự nhiên vào cabin tốt hơn.
Apollo RT6 đi kèm với khả năng lái tự động L4 với 38 cảm biến - bao gồm hàng chục camera - để điều hướng trong việc di chuyển và đưa ra phương án tối ưu trong trường hợp có tắc đường hay các sự cố giao thông bất ngờ.
Baidu chưa tiết lộ nó có thể đi được cụ thể bao nhiêu km khi sạc đầy pin.
Công ty cũng cho biết rằng Baidu sẽ tiến hành thương mại hóa hoạt động kinh doanh robotaxi của mình trong thời gian tới với 65 thành phố vào năm 2025 và 100 thành phố vào năm 2030.
Hệ thống lái tự động L4 của Baidu đã có thể đối phó với các điều kiện đường xá phức tạp ở các thành phố của Trung Quốc ngay từ các thế hệ robotaxi trước đây.
Robotaxi của Baidu đã được đưa vào hoạt động trên các con đường mở ở nhiều thành phố, bao gồm Yizhuang Bắc Kinh, Công viên Shougang, Quảng Châu...
Trên Apollo RT6, khả năng L4 đã được nâng cấp và có thêm nhiều tính năng mới. Khi RT thế hệ thứ năm được công bố vào tháng 7 năm ngoái, quãng đường thử nghiệm tích lũy của Apollo vẫn là 12 triệu km, và hiện tại con số này đã vượt quá 32 triệu km.
Những dữ liệu này đều là tình trạng đường sá thực tế tại Trung Quốc do Baidu robotaxi thu thập, triển khai và vận hành thực tế, từ dữ liệu đo được cho thấy độ an toàn cao hơn so với người lái xe.
Về phần cứng, phần cứng, nó được trang bị 38 cảm biến trên xe, 6 radar sóng milimet, 12 radar siêu âm và 12 camera. Đa cảm biến được tích hợp sâu, có khả năng cảm nhận mạnh hơn và độ chính xác cao hơn.
Sức mạnh tính toán cơ bản thông qua đơn vị tính toán kép dự phòng chính và sức mạnh tính toán có thể đạt tới 1200Tops.
Ngoài ra, Apollo RT6 đã có những tiến bộ vượt bậc về khả năng L4 bao phủ hầu hết các điều kiện đường xá phức tạp trong thành phố, và trải nghiệm của hành khách cũng thoải mái và êm ái hơn.
Trên thực tế, dịch vụ robotaxi của Baidu đã có giấy phép để cung cấp dịch vụ ở Trùng Khánh, Vũ Hán và Bắc Kinh thông qua đơn vị gọi xe tự hành của công ty, Apollo Go. Tuy nhiên dịch vụ ở Bắc Kinh vẫn chưa phải là dịch vụ thương mại - Baidu cung cấp dịch vụ lái xe không người lái miễn phí dưới danh nghĩa của R&D và được công chúng chấp nhận - và giấy phép của Bắc Kinh vẫn yêu cầu người điều khiển ở ghế hành khách phía trước của xe.
Các mẫu xe hiện đang được lưu hành vẫn chỉ là các phiên bản trước của RT6, bởi vậy chúng ta chỉ có thể kiếm chứng được những hứa hẹn đó trong thời gian tới. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn có thể xem được những robotaxi tại Trung Quốc đang hoạt động như thế nào.
Tham khảo: Zhihu; Techcrunch