Bác sĩ Việt cứu sống bệnh nhân người Nigeria mắc căn bệnh từ Châu Phi

Chia sẻ Facebook
16/07/2022 14:32:46

Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân nữ 32 tuổi, quốc tịch Nigeria mắc sốt rét ác tính, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. 

Ngày 6/7, Trung  tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nữ 32 tuổi, D.G.M giáo viên Tiếng Anh người Nigeria, đã từng sinh sống ở Việt Nam 4 năm.

Trước đó, bệnh nhân vừa về thăm quê Nigeria (Đông Phi) vào ngày 30/4/2022 và quay lại Việt Nam ngày 19/06/2022.

Một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, sốt cao, rét run từng cơn, kèm đau đầu nhiều, buồn nôn, không đau bụng, đại tiện bình thường, tiểu ít hơn mọi ngày.

Bệnh nhân đến khám bệnh viện Medlatec rồi chuyển đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt Rét Côn Trùng- Kí Sinh Trùng Trung Ương) trong tình trạng thiểu niệu, cơn sốt rét run.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu phát hiện P.falciparum (3+). Mặc dù đã được điều trị thuốc đặc trị nhưng tình trạng thiểu niệu có nguy cơ diễn biến nặng hơn, do vậy bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai.

TS.BS Ngô Chí Cương (trái ảnh) vừa là bác sĩ trực tiếp điều trị vừa trở thành người thân của bệnh nhân trong suốt quá trình nằm viện

Là bác sỹ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, TS.BS Ngô Chí Cương - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vật vã kích thích, sốt cao 39 độ C, niêm mạc nhợt, huyết áp hạ, gan to 2cm dưới bờ sườn, thiểu niệu.

Chẩn đoán ban đầu là sốt rét ác tính có suy thận cấp, ure 36 mmol/L, creatinine 746 µmol/L, tình trạng ban đầu hết sức nguy kịch.

Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, không có người thân, quá trình điều trị cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “tất cả vì người bệnh”, các y bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai vẫn nỗ lực cao nhất để cứu sống bệnh nhân.

Lãnh đạo trung tâm mời hội chẩn toàn bệnh viện với các chuyên khoa đầu ngành liên quan để thống nhất phác đồ điều trị và tìm giải pháp hỗ trợ về tài chính cho bệnh nhân. Thuốc điều trị sốt rét Artesunate được dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Để giải quyết tình trạng suy thận cấp, bệnh nhân đã được lọc máu ngắt quãng, sau đó tiếp tục dùng lợi tiểu cưỡng bức furosemide tiêm tĩnh mạch. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân không sốt, xét nghiệm máu ngoại vi không còn ký sinh trùng sốt rét, không có biểu hiện thiếu máu, tình trạng suy thận cải thiện dần, lượng nước tiểu đã trở về bình thường.

Vượt qua những ngày nguy kịch chống lại lưỡi hái tử thần, bệnh nhân vô cùng cảm kích và gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ và Bệnh viện Bạch Mai đã cứu sống bệnh nhân vì đã sinh ra mình lần thứ 2.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt rét là bệnh truyền nhiễm ít gặp ở miền Bắc do chúng ta đã kiểm soát khá thành công, tuy nhiên gần đây số lượng các ca bệnh sốt rét “nhập khẩu” gia tăng, chủ yếu được phát hiện từ những người đi lao động, công tác ở Châu Phi trở về. Bên cạnh đó, các biểu hiện của bệnh cũng rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue, Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác đang phổ biến gần đây tại Hà Nội.

Do vậy vấn đề khai thác thông tin dịch tễ của bệnh nhân rất quan trọng, khi nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt rét cần chẩn đoán bệnh sớm bằng cách soi tìm ký sinh trùng Plasmodium trong máu ngoại vi và các xét nghiệm chẩn đoán nhanh huyết thanh học. Nếu được phát hiện và điểu trị kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng

icon 0

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Mẹ vỡ ối, thai nhi 600 gram vẫn được nuôi dưỡng kéo dài

icon 0

Các y bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã điều trị giúp kéo dài tuổi thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối non hết ối khi tuổi thai chỉ mới 23,5 tuần.

Thiếu nữ “vỡ mộng” sau tình một đêm với bạn trai quen qua app hẹn hò

icon 0

Ban đầu hai người quen nhau qua app hẹn hò rồi cho số điện thoại liên lạc, K thường xuyên nói chuyện đến khi gặp trực tiếp hai người đã đi khách sạn.

Căn bệnh người Việt mắc cao nhất thế giới có xu hướng trẻ hoá

icon 0

Nhiều học sinh, sinh viên đã phải chịu những cơn đau khớp ở cổ tay, vai gáy khi dành quá nhiều thời gian sử dụng máy tính và điện thoại di động…

Mẹ hối hận vì đưa con đi đắp thuốc trị bỏng

icon 0

Đơn vị Bỏng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng da, nhiễm trùng nặng do đắp lá.

Vì sao khi ăn no tuyệt đối không được 'yêu'?

icon 0

'Yêu' đều đặn có thể giúp bạn phòng chống nhiều bệnh tật nhưng vẫn có những thời điểm các cặp đôi cần tuyệt đối kiêng kỵ chuyện chăn gối.

Tủy động vật có phải thực phẩm 'siêu bổ dưỡng'?

icon 0

Nhiều người cho rằng tủy lợn, tủy bò là thực phẩm 'siêu bổ dưỡng' tốt cho sức khỏe, giúp bổ máu thậm chí chữa các bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm...

Loại quả đang vào vụ, tốt cho tim mạch, chống ung thư nhưng ai không nên ăn?icon0Các chất dinh dưỡng trong quả đào giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch...

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 17 tuổi ngừng tim do sốc truyền dịch tại nhà, tử vong do suy đa tạng

icon 0

Sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, nhiều người dân ngại không tới bệnh viện thăm khám, tự ý truyền dịch hạ sốt dẫn tới sốc.

'Bị hủy xương do Covid-19': Miền Bắc không có ca nào; Không vội vàng kết luận gây hoang mang

icon 0

Giám đốc Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương (Hà Nội) cho biết, ngoài Bắc hiện chưa gặp bệnh nhân nào bị hoại tử xương sau mắc Covid-19. PGĐ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn...

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook