Bác sĩ nhắc nhở hạn chế ăn 5 loại thức ăn để qua đêm này
Trên thực tế, đã có nhiều người đã phải đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) do ăn thực phẩm để qua đêm không được bảo quản đúng cách. (Ảnh minh họa: Phairoh chimmi/ Shutterstock)
An toàn trong ăn uống là vấn đề cần hết sức lưu ý, nếu không cẩn thận thì có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và thậm chí đe dọa đến an toàn tính mạng.
Trên thực tế, đã có nhiều người đã phải đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) do ăn thức ăn để qua đêm. Các b ác sĩ cho biết thức ăn qua đêm nếu không được bảo quản đúng cách, bảo quản hoặc để ở nhiệt độ phòng quá lâu thì rất dễ sinh sôi một số lượng lớn vi khuẩn. Ví dụ như Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus và Salmonella. Các loại vi khuẩn này sẽ sinh sôi với số lượng lớn trong thức ăn thừa, nếu ăn phải chúng sẽ có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, người bị nhẹ sẽ buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, và trong trường hợp sốc nhiễm trùng nặng thì có thể sẽ phải đi cấp cứu.
Điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản của thức ăn thừa là rất quan trọng. Trong trường hợp bình thường, không bảo quản quá 4 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu thời tiết nóng và nhiệt độ cao, thì không quá 2 giờ. Còn nếu bảo quản trong tủ lạnh thì phải bọc kỹ lưỡng, tuy nhiên cũng không được để quá lâu, tốt nhất là nên căn đủ lượng và ăn hết vào bữa cuối cùng. Trong bữa ăn tiếp theo, nếu còn dư đồ ăn thì nên hâm nóng thật kỹ.
Đồ ăn để qua đêm có thể ăn, nhưng có những yêu cầu về thời gian và nhiệt độ. Bởi vì đồ ăn lúc này sẽ sản sinh lượng lớn nitrit, tuy nhiên ở hàm lượng thấp sẽ không gây ung thư.
1. Nước dùng
Thông thường nước dùng được đun sôi ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 đến 2 giờ, trong nước dùng có rất nhiều chất dinh dưỡng. Nước dùng để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng có nhiều khả năng phát sinh vi khuẩn. Đặc biệt, khi nước dùng đựng trong nồi nhôm lâu thì sẽ tiết ra một số chất độc hại.
Nếu nấu quá nhiều nước dùng trong một lần, thì bạn cần cho một ít vào đồ thủy tinh hoặc gốm sứ đậy kín rồi bảo quản vào tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng hoặc môi trường có nhiệt độ cao.
2. Cá và hải sản
Cá và hải sản là thực phẩm giàu protein, khi ăn thường dùng đũa khuấy đảo, dễ khiến thực phẩm giàu protein kết hợp với vi khuẩn, sinh sôi một số lượng lớn vi khuẩn.
Còn thực phẩm giàu đạm sau khi bảo quản qua đêm sẽ rất dễ xuất hiện các sản phẩm thoái hóa đạm, có thể gây tổn thương nhất định cho gan và thận.
3. Mì trứng
Mì trứng số lượng lớn ở nhiệt độ phòng rất dễ phát triển vi khuẩn. Cho dù có bảo quản thật kỹ trong tủ lạnh, cũng sẽ khiến vi khuẩn phát triển và khiến thức ăn bị ôi thiu, biến chất.
4. Rau lá xanh
Thông thường, nitrit trong rau lá xanh đến từ đất, nitơ trong đất và phân bón sẽ tạo ra nitrat. Do đó rau sẽ hấp thụ một lượng lớn nitrat trong đất và dưới tác dụng của vi khuẩn khử nitrat, nó sẽ trở lại thành nitrit. Vì vậy không nên ăn rau để qua đêm.
5. Trứng nấu chưa chín
Trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Trong môi trường nhiệt độ phòng có các loại vi khuẩn khác dễ gây hư hỏng, bảo quản trong tủ lạnh cũng vậy, sẽ vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn, vừa sinh sôi vi khuẩn.
Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập thường sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, đây được gọi là bệnh xâm nhập qua miệng. Do đó an toàn thực phẩm là vấn đề nên được quan tâm hàng đầu.
Không ăn nước dùng, rau lá xanh, cá, hải sản hoặc mì đã để qua đêm. Nói chung, cách để ăn uống an toàn là ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu. Để tránh thức ăn thừa sản sinh vi khuẩn và gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo Mục San/ Sound of Hope
9 loại thực phẩm mà đàn ông hay thức khuya nên ăn
Nam giới thường xuyên thức khuya, điều này vô cùng có hại cho sức khỏe.