Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc khi thai phụ là F0

Chia sẻ Facebook
19/04/2023 15:10:29

Trước số ca mắc Covid-19 có dấu hiệu tăng, BS Lê Văn Thiệu cho rằng phụ nữ mang thai cần theo dõi sát thân nhiệt, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thai phụ F0 xử trí thế nào?


Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng nhanh, bên cạnh việc tiêm đầy đủ vắc-xin phòng Covid-19, thực hiện thông điệp 2K thì việc bảo vệ người có yếu tố nguy cơ cao, mắc bệnh nền, thai phụ… cũng được Bộ Y tế khuyến cáo.


BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có những trao đổi với Người Đưa Tin xoay quanh việc xử trí, chăm sóc F0 là phụ nữ mang thai.


Theo BS Lê Văn Thiệu, Bộ Y tế và các chuyên gia cũng đã lý giải lý nguyên nhân khiến gia tăng số ca mắc Covid-19 thời gian gần đây. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần tuân thủ tuyệt đối theo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, khi trở thành F0 thì không hoang mang, lo lắng, cần làm theo một số hướng dẫn.

BS Thiệu cho biết khi thai phụ là F0 cần theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu sốt thì hạ sốt bằng cách chườm ấm, uống thuốc hạ nhiệt…

BS Lê Văn Thiệu thăm khám cho bệnh nhân.

Khi sốt trên 38,5 độ, thai phụ có thể sử dụng paracetamol hoặc efferagal - những loại thuốc hạ sốt hay sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Tiếp đến, đo SpO2 ngày 2 lần sáng chiều (SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp O2 cho bé). Chỉ số SpO2 nếu thấp dưới 96% là dấu hiệu cần nhập viện, đồng nghĩa với tình trạng của thai nhi cũng bị nguy hiểm.

“Nếu thai phụ ho nhiều có thể sử dụng chanh đào mật ong, súc miệng bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9%. Một số loại thuốc ho lành tính có thể sử dụng như: Prospan, kẹo ngậm... nhưng nên hạn chế, không lạm dụng”, BS Thiệu cho biết.

Đối với thuốc giảm ho, trị ho và đặc biệt kháng sinh, thai phụ cần có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế.


“ Phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng kháng virus (Morlupiravir, Favipiravir, Abidol,...); không dùng chống viêm ức chế miễn dịch khi chưa có chỉ định bác sĩ (Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon,...); không tự ý dùng chống đông (Enoxaparin, Levonox, Xarelto,…); không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;

Không tự ý mua đơn của quầy dược hay nghe ý kiến của người không có chuyên môn vì thai phụ là đối tượng đặc biệt quan trọng và nhạy cảm”, BS Thiệu khuyến cáo.

Những điều thai phụ F0 nên làm

Khi không may trở thành F0, BS Thiệu cho biết thai phụ không nên quá lo lắng, thay vào đó cần duy trì chế độ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, bổ sung vitamin, khoáng và chất xơ tự nhiên;

Chế độ ăn nhiều acid béo như hải sản, cá biển,...; bổ sung sắt, kẽm và các vitamin cho mẹ; Uống đủ nước 40ml/ kg/ ngày (Ví dụ: thai phụ 60kg * 40ml = 2,4 L nước/ ngày); nghỉ ngơi thư giãn, có thể nghe nhạc không lời trước khi ngủ; tập luyện nhẹ nhàng;

Nên tiêm phòng Covid càng sớm càng tốt.

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng Covid-19 càng sớm càng tốt, không phụ thuộc vào tuổi thai, sau sinh vẫn tiêm và cho con bú (sau khi tiêm con vẫn nhận kháng thể chống SARS-CoV-2 trong 6 tháng đầu nên bé sẽ được bảo vệ).

Ngoài ra, khi có các triệu chứng khó thở tần số thở lớn hơn 22 lần/phút và (hoặc) SpO2 nhỏ hơn 96%); cảm giác tức ngực, thở gắng sức; chân tay lạnh.

Sốt trên 38,5 độ dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ; sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ; ăn uống kém, chán hoặc bỏ ăn không rõ nguyên nhân; buồn nôn, nôn nhiều (4 lần một giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);


Đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước. Ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi dù dùng các biện pháp không đỡ thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời .

Chia sẻ Facebook