Bắc Kinh gấp rút tuyển “người gác cầu” sau vụ giăng biểu ngữ phản đối ông Tập

Chia sẻ Facebook
16/10/2022 09:09:40

Sau sự kiện căng biểu ngữ, chính quyền đã khẩn trương bố trí người canh gác xe cộ và người đi bộ trên cầu vượt suốt ngày đêm.

Chính quyền Trung Quốc đặc biệt căng thẳng và khẩn trương bố trí người canh gác ngày đêm trên các cây cầu, từ sau sự cố có người giăng các biểu ngữ chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ông Tập Cận Bình trên cây cầu Tứ Thông ở quận Hải Điến, Bắc Kinh.

Những bức ảnh được đăng tải trên Internet hôm 14/10 cho thấy lều và người gác cầu đã xuất hiện trên các cây cầu vượt ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình)

“Cần ăn cơm, cần tự do, cần phiếu bầu”.

“Không muốn [xét nghiệm] axit nucleic, muốn ăn cơm”, “Không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách”, “Không cần lãnh tụ, cần phiếu bầu”, “Không cần lời nói dối, cần có tôn nghiêm”, “Không làm nô tài, mà làm công dân”, “Không muốn phong tỏa, muốn tự do”, v.v.

Biểu ngữ khổng lồ phản đối ông Tập và chính quyền gây kinh động ở Bắc Kinh


Theo một tweet của Đài Á Châu Tự Do (RFA) , sau khi một biểu ngữ kêu gọi bãi miễn ông Tập được treo trên cầu Tứ Thông này, chính quyền Bắc Kinh đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp khẩn cấp, bố trí những người mặc sắc phục dân quân canh gác suốt đêm ở tất cả các cầu giao thông và cầu vượt cho người đi bộ.


Đồng thời, chính quyền các quận cũng đăng quảng cáo cần tuyển gấp “người gác cầu”. Những người này sẽ túc trực trên cầu vượt chia làm hai ca trong suốt 24 giờ. Lương mỗi ngày là 280 – 320 tệ (khoảng 1.000.000 đến 1.150.000 VNĐ), tức lương mỗi giờ cao nhất là 26 tệ (khoảng 93.000 VNĐ).


Trong một video lan truyền trên mạng cho thấy một người đàn ông mặc đồng phục đen đang đi lại trên cầu, và một phụ nữ khác mặc đồng phục đen và áo khoác xanh nhạt có dòng chữ “Dân quân Trung Quốc” được viết trên lưng áo, đang dựa vào lan can cầu và nhìn vào con đường bên dưới. Ngoài ra, còn có một người đàn ông mặc áo khoác đỏ có viết chữ “tình nguyện viên” trên lưng, dựa vào lan can cầu và nhìn vào vỉa hè bên dưới.

Tối ngày 13/10, những bức ảnh trên Internet cho thấy lều được dựng cho người canh gác trên cầu. (Ảnh chụp màn hình)


【京城急聘24小时"看桥员"全天候监控】
北京四通桥周四被人挂上要求罢免习近平横幅后,北京市政府立即採取紧急措施,派出穿上民兵制服的人员连夜看守所有行车和行人天桥。
各区政府还刊登招聘广告急聘"看桥员",分两班制24小时在桥上站岗,每天工资280至320元人民币,即每小时工资最多只有26元人民币。 pic.twitter.com/axqRVa9xpu

— 自由亚洲电台 (@RFA_Chinese) October 14, 2022


Ngày 14/10, trên mạng đăng tải nội dung trong “Nhóm trao đổi thông tin làm việc bán thời gian”. Cư dân mạng tên “Xiao Zhao” đã đăng một bài nói rằng việc gác cầu làm 24 giờ một ngày và được trả 320 nhân dân tệ mỗi ngày, tuyển những người đã tiêm 2 mũi vắc-xin và đã ở Bắc Kinh hơn 7 ngày, từ 18 – 45 tuổi, ít nhất có thể làm việc trong 15 ngày, bao ăn ở, hai người trên một trạm gác.

Thông báo tuyển “người gác cầu” (Ảnh chụp màn hình)


Epoch Times đã gọi đến số điện thoại trên thông báo tuyển dụng, nhưng không có người trả lời. Khi gọi cho một người khác đăng quảng cáo tuyển dụng thì được cho biết họ thực sự đang tuyển người gác cầu, liên quan đến an ninh của thành phố Bắc Kinh.

“Chỉ tuyển nam, lương 360 tệ cho 24 giờ một ngày. Mức lương này đã được tuyển đầy, bây giờ là tuyển với mức 260 tệ cho 24 giờ. Có một cái lều nhỏ dưới gầm cầu vào ban đêm là để ngủ. Không rời khỏi cầu 24 giờ.”


Khi hỏi về nội dung công việc, người này cho biết là “duy trì ổn định” , theo dõi dân oan, không để họ xuất hiện, hễ phát hiện thì gọi điện báo ngay, quan sát người dân qua lại trên cầu. Người này còn cho biết không chỉ tuyển trong thời gian Đại hội 20,  mà tuyển dụng trong thời gian dài.


Epoch Times cũng đã liên hệ với một nhà tuyển dụng khác vào ngày 14/10, và đối phương cũng xác nhận rằng họ đang tuyển nhân viên gác cầu từ ngày 1/10 cho đến cuối tháng 10.


“Làm ít nhất một tháng, sau 10h có thể nghỉ ngơi”, người này nói . “Gác cầu, ngủ trong lều hoặc ngủ trong xe, được phát chăn đệm. Tiền công cho người gác cầu rất cao. Lương cao nhất hôm nay là 320 tệ.”

Cán bộ nhắc nhở những người trông cầu phải mặc đồng phục bảo vệ khi làm việc, theo yêu cầu của họ quy định gác cầu nào thì gác cầu đó.


Epoch Times gọi điện đến Cục thực thi pháp luật quản lý đô thị quận Hải Điến, một nữ nhân viên cho biết công việc tuyển người gác cầu là do khu phố làm, cần tìm khu phố. Tuy nhiên số Văn phòng Khu phố Hải Điến không thể kết nối được.

Nữ nhân viên Văn phòng khu phố Tam Kỳ Tây, Bắc Kinh nói rằng không có chuyện đó và cung cấp số điện thoại khác của Cục quản lý đô thị, nhưng không ai trả lời cuộc gọi.

Về vấn đề này, cư dân mạng có nhiều bàn tán:

“Lần sau, người gác cầu sẽ chính là người giăng biểu ngữ.”

“Đây cũng chính là đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân, tương đương với bệnh không được chữa, chỉ là kéo dài thời gian.”


“Nghề nghiệp mới: ngày đêm gác cầu.”

“Cách quản trị vô lý của đất nước này có thể được cho là số một trên thế giới.”

“Lấy tiền của dân để chặn tự do của dân. Lần sau, hãy treo bóng và treo biểu ngữ xem ĐCSTQ bắt dân như thế nào.”


“Chi phí duy trì ổn định lại tăng không ít.”

“Chính quyền nhân dân lại sợ dân, chính quyền của nhân dân dựa vào công an cầm súng để duy trì sự ổn định của nó. Đây là một sự mỉa mai rất lớn đối với thổ phỉ ĐCSTQ.”

Còn một ngày nữa là đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ (khai mạc vào Chủ Nhật, ngày 16/10), Bắc Kinh đang trong tình trạng cảnh giác cao độ, trên Internet có thông tin Bắc Kinh yêu cầu nhân viên từ tất cả các đơn vị làm việc phải thực hiện 1 tuyến đường 2 điểm (đến và đi)  không đi đến địa điểm thứ 3.

“Tôi mới biết rằng tất cả các đơn vị ở Bắc Kinh đã đưa ra thông báo ngày hôm nay. Phương thức thông báo nên là thông báo bằng lời nói, thông báo bằng video và tránh để lại tài liệu bằng văn bản. Ngày làm việc, đơn vị, nhà, một tuyến đường 2 địa điểm (đi và đến), cấm đến địa điểm thứ 3, bao gồm bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, v.v. để tránh xảy ra chuyện!”

Một thông báo từ các đơn vị khác nhau ở Bắc Kinh đã được lan truyền trên Internet, yêu cầu nhân viên thực hiện 1 tuyến đường 2 địa điểm, cấm đến địa điểm thứ 3. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn)

Về việc này, có người nắm được tình hình trả lời rằng:

“Lấy lý do phòng dịch để đưa ra lệnh cấm này, sáng sớm hôm qua đã ra thông báo thế.”


“Đúng là có thông báo này! Tôi có thể làm chứng!”


Trí Đạt (t/h)

Người giăng biểu ngữ phản đối chính quyền ở Bắc Kinh được ví là “người xe tăng mới” Có nhà hoạt động dân chủ ví người treo biểu ngữ phản đối chính quyền ĐCSTQ ở Bắc Kinh là “người xe tăng mới”.

Chia sẻ Facebook