Bà cụ dành 70 năm chăm sóc mẹ già và cuộc sống cô độc ở tuổi xế chiều
Cô Lê Thị Ri đã dành mấy chục năm chăm sóc, dành tình thương và đồng hành cùng cụ Điều không khác gì họ hàng ruột thịt. Dù không khá giả nhưng tình cảm họ dành cho nhau khiến mỗi người không khỏi ngưỡng mộ.
Trong cuộc sống luôn tồn tại những câu chuyện về tình người mà mỗi khi nhắc đến chúng ta không khỏi cay cay nơi sóng mũi. Không cần là người thân, không cần cùng huyết thống, họ vẫn có thể đồng hành, bên cạnh và giúp đỡ nhau qua từng quãng khó khăn trong cuộc đời. Điển hình là câu chuyện của cô Lê Thị Ri (65 tuổi) và cụ Đinh Thị Điều (thường gọi là cụ Út trầu), mặc dù không cùng họ hàng thân thiết nhưng cô Lê Thị Ri vẫn dành trọn tình cảm để chăm lo, giúp đỡ cho cụ bà chẳng khác gì mẹ ruột.
Vì chữ Hiếu, dành 70 năm cuộc đời chăm sóc mẹ già
Doanh Nghiệp và Tiếp Thị đưa tin, cụ bà Đinh Thị Điểu nay đã bước qua tuổi 90. Ở độ bóng xế của đời người, cuộc sống của cụ gặp phải không ít khó khăn khi không có con cái, người thân bên cạnh. Tuổi già cộng với sự cô độc tưởng chừng sẽ khiến bà buồn tủi. Thế nhưng, may mắn thay, bà có cô Lê Thị Ri "thủ thỉ", giúp đỡ cụ trong cuộc sống mưu sinh đời thường, rồi những khi "trái gió trở trời" cũng một tay cô Ri chăm sóc.
Thuộc vào hoàn cảnh không mấy khá giả, cả cụ Điều và cô Ri đều xuất thân từ nghề nhặt ve chai, cho đến tận bây giờ đó vẫn là nghề chính nuôi họ sống qua ngày. Đều đặn cứ mỗi sáng, cô Ri lại chở cụ Điều trên chiếc xe đạp cũ, đi khắp xóm để thu mua và nhặt ve chai. Gom góp mãi đến cuối ngày, họ chia nhau mỗi người cũng được vài chục nghìn đồng, đủ cho một bữa cơm đạm bạc.
Lý giải cho sự cô độc, phải sống dựa vào hàng xóm của mình, cụ Điều cho biết ngày còn trẻ bản thân luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Ngày ấy, thương mẹ mình khổ cực, cụ Điều quyết tâm ở bên cạnh mẹ để đỡ đần, đến khi nào mẹ ra đi thì cụ mới nghĩ đến hạnh phúc riêng của đời mình. Chia sẻ với Doanh Nghiệp và Tiếp Thị, cụ nói: " Ngày xưa khó lắm, đâu phải như bây giờ, mấy anh chị khác đi hết rồi, có mình tui thôi. Nên tui ở vậy nuôi má, tính đợi khi nào má mất rồi tui mới lập gia đình. Mà dè đâu má tui thọ tới 100 tuổi lận, khi đó tui gần 70 rồi, có lấy chồng được nữa đâu. Tui nhớ má, hồi đó cực nhưng có má, có con, giờ còn mình".
Vì chữ hiếu trọn vẹn, cụ Điều đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, để rồi năm tháng tuổi già phải sống nhờ vào tình thương của người hàng xóm - cô Ri. Bên cạnh đó, anh chị em của cụ Điều cũng đã lần lượt ra đi, mình cụ ôm những nỗi niềm khó gọi tên. Có lẽ suốt mười mấy năm lủi thủi đi lượm ve chai, điều cụ Điều hạnh phúc nhất là được gặp gỡ và quen biết với cô Ri. Dù cho người phụ nữ này cũng chẳng giàu có về tiền bạc, có khi còn nghèo hơn, nhưng mà họ quý nhau vì chữ nghĩa, chữ tình.
Hai người phụ nữ nương tựa lẫn nhau giữa xã hội tấp nập, họ san sẻ với ngày từng ổ bánh mì, cốc trà đá cứ như vậy cũng đã mấy chục năm trôi qua. Dù hoàn cảnh cũng chẳng khác gì cụ Điều, thậm chí còn khó khăn hơn khi cô Ri còn phải chăm sóc cho người chồng bệnh tật nhưng hễ ai cho cái gì ngon, cô Ri đều nghĩ đến cụ Điều, san sẻ với nhau từng gói mì, lon gạo. Nói về người phụ nữ tốt bụng đã giúp đỡ mình suốt thời gian qua, cụ Điều cười hiền nói cùng Doanh Nhiệp và Tiếp Thị: " Con Ri nó nghèo, nhưng nó thương tui".
Sự tử tế và tình người của cô giúp việc
Không chỉ riêng trường hợp của cụ Điều và cô Ri, trước đây mọi người cũng đã từng xúc động khi biết đến câu chuyện của cô Ba Kia (tên thật là Nguyễn Thị Kia, 1982 ) cùng người giúp việc tận tâm - Đoàn Thị Điệp (1955, Khánh Hoà). Vốn xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả, tuy nhiên trải qua nhiều biến cố của cuộc đời, đến hiện tại cuộc sống của người phụ nữ ấy lại phải phụ thuộc hoàn toàn vào bà Đoàn Thị Điệp - một người giúp việc của gia đình.
Ngày bà Điệp về giúp việc cho cô Ba, ai cũng nghĩ rằng bà về vì tiền. Bởi những người sống lâu năm trong căn chung cư Tôn Thất Đạm luôn bảo nhau câu chuyện cô Ba ngày xưa là đại gia, ở biệt thự mặt phố và có nhiều kim cương đến nổi phải đong bằng lon. Chẳng biết những lời đồn đoán ấy từ đâu, chỉ biết hiện tại cô Ba Kia đang sống trong một căn phòng được chia làm đôi: Một nửa để ở, một nửa cho thuê. Nhìn quanh căn phòng chỉ có chiếc tivi và cái tủ lạnh mini là giá trị nhưng cũng là được phường hỗ trợ cho.
"Tôi được trả lương tháng 6 triệu nhưng mà chồng tôi ổng cười hoài, ổng nói sao làm hổng có dư" - Bà Điệp nở nụ cười hiền, mắt nhìn cô Ba trìu mến. Với số tiền 6 triệu đồng để chăm cho 2 người bệnh là cô Ba và con dâu cô Ba, nhiều khi bà Điệp còn phải bỏ tiền túi để mua thức ăn, bởi khoản kia chỉ vừa đủ mua tã và những vật dụng cần thiết.
Vất vả là vậy, thế nhưng mỗi khi được đề cập tới việc về nhà để con cháu chăm lo, bà Điệp lại không đành lòng. Nặng nợ bởi chữ "tình người", bà Điệp nói rằng: "Tui chăm cho mẹ con cô Ba cho tới khi nào hai người không còn nữa rồi tui mới nghĩ về phần tui. Chứ giờ tội quá, tui mà đi nữa thì hai người họ biết sống làm sao" .
Cuộc sống vẫn luôn tồn tại nhiều câu chuyện đẹp về tình người. Từ đó góp phần giúp chúng ta có thêm niềm tin về những điều tốt đẹp đang diễn ra trong xã hội.
Liên tục cập nhật những tin tức mới nhất cùng YAN !
Dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng, nghèo khó và bệnh tật thế nhưng có những người con vẫn cố gắng để giữ trọn chữ hiếu như trường hợp của cụ Điều. Việc đền đáp công ơn sinh thành với những người bình thường vốn đã là một điều ý nghĩa và đối với một người không lành lặn ở đôi tay vẫn cố đền đáp nghĩa sinh thành như bản năng lại càng ý nghĩa gấp bội phần. Có vậy mới thấy, không phải cứ sơn hào hải vị, tiền trăm tiền triệu thì mới được xem là có hiếu với cha mẹ. Đôi khi chính những điều đơn giản nhất lại mang nhiều ý nghĩa nhất!
Cùng xem thêm TẠI ĐÂY !