ASEAN lo ngại tình trạng bạo lực tại Myanmar

Chia sẻ Facebook
27/10/2022 19:36:47

Ngày 2/10, các Ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp tại Jakarta, Indonesia để thảo luận về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng Myanmar.

Hội nghị đặc biệt này cho thấy quyết tâm hơn nữa của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các vấn đề tại Myanmar.


Các đại biểu chia sẻ đánh giá của Chủ tịch Hội nghị rằng tình hình Myanmar còn rất phức tạp, bất ổn định kéo dài.

ASEAN đã giành nhiều nỗ lực để thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" về Myanmar, được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua vào ngày 24/4/2021 nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Các Ngoại trưởng ASEAN cũng nhất trí sẽ trao đổi thêm những biện pháp cụ thể để tiếp tục hỗ trợ thực hiện Đồng thuận cũng như cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myamar.


Bà Retno Marsudi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, nói: "Chúng tôi tin tưởng rằng chỉ có sự tham gia của tất cả các bên tại Myanmar, ASEAN mới có thể tạo điều kiện cho đối thoại. Vấn đề Myanmar chỉ có thể được giải quyết bởi chính người dân nước này".


Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng Myanmar là một vấn đề khó giải quyết, đòi hỏi sự kiên nhẫn và những nỗ lực lớn hơn nữa để đạt được một giải pháp hòa bình. Mặc dù những tiến triển chưa đạt được, từ bỏ không phải là một lựa chọn cho ASEAN. Myanmar là một quốc gia thành viên ASEAN. Do đó, ASEAN cần phải nỗ lực và có trách nhiệm làm mọi điều có thể để đảm bảo sự đoàn kết mạnh mẽ.


Là nước Chủ tịch ASEAN vào năm tới, Indonesia cho biết đang tích cực trao đổi với các quốc gia thành viên ASEAN về vấn đề Myanmar. Ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi đã có chuyến thăm tới Thái Lan, Malaysia và Singapore, trong đó có các cuộc thảo luận về vấn đề song phương và khu vực, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại sứ Vũ Hồ, quyền Trưởng SOM ASEAN, dẫn đầu tham dự cuộc họp, khẳng định ASEAN cần duy trì các nguyên tắc của khối, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên cơ sở đó, ASEAN cần là lực lượng hạt nhân, tập hợp và điều tiết các nỗ lực quốc tế hỗ trợ Myanmar trở lại bình thường.

Đêm 13/6 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức phiên họp định kỳ để nghe Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar báo cáo về tình hình tại nước này.

Chia sẻ Facebook