ASEAN có thể là tâm điểm mới của cạnh tranh Trung-Mỹ sau hội đàm Biden – Tập

Chia sẻ Facebook
17/11/2022 16:28:12

Ngay trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20, hai nhà lãnh đạo đã có những động thái ngoại giao tập trung vào khu vực ASEAN.

Cờ các nước ASEAN. (Ảnh: Tawin Mukdharakosa/Shutterstock)


Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Biden và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn về các vấn đề chính gây tranh cãi giữa hai nước. Họ đã tái khẳng định đồng thuận rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không bao giờ nên xảy ra và không bao giờ có thể giành chiến thắng, đồng thời nhấn mạnh phản đối của họ đối với việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.


Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về Triều Tiên, kêu gọi ông Tập Cận Bình thúc đẩy Triều Tiên hành động có trách nhiệm.


Về các vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Mỹ, ông Biden bày tỏ lo ngại về nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông, đồng thời cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ “tiếp tục cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc” , nhưng cho rằng hai bên cần “giữ các kênh liên lạc cởi mở”. Cuộc họp nhất trí Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ sớm thăm Trung Quốc.


Nhà Trắng cho biết hai nước cần xác định “lằn ranh đỏ” để tránh xung đột.


Ông Tập Cận Bình nói với ông Biden trong cuộc hội đàm rằng thế giới đủ lớn để hai nước cùng thịnh vượng và cạnh tranh, đồng thời cảnh báo Washington không vượt “lằn ranh đỏ” trong vấn đề Đài Loan.


Họ đã giải thích cho nhau về “lằn ranh đỏ” , tuy nhiên ngay trước cuộc gặp giữa hai bên thì Mỹ và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Điểm nhấn ASEAN


Trước cuộc gặp lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, ngày 12/11 Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN tại Phnom Penh – Campuchia, đã nâng cấp mối quan hệ Mỹ – ASEAN thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” và cho hay rằng khu vực ASEAN là cốt lõi trong “Chiến lượng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ, qua đó đề cập mong muốn xây dựng “một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở, tự do, ổn định, thịnh vượng, kiên cường và an toàn”.


Ông Biden cho hay rằng Mỹ đã “đầu tư nguồn lực thực sự, không chỉ là lời nói” , trong năm qua Mỹ đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào ASEAN và sẽ cung cấp viện trợ 825 triệu USD vào năm 2023.


Một số nhà phân tích nhận định Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước ASEAN, tức là Mỹ đã tìm được nền tảng mới cho sự phát triển của mình ở châu Á, đồng thời cũng tìm được chuỗi cung ứng ở các nước châu Âu và châu Mỹ.


Trong thời điểm mà ông Biden đưa ra nhiều cam kết kinh tế hơn với ASEAN, thì Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng có mặt tại Phnom Penh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN.


ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, từ tháng 1 – 7 năm nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 544,9 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc.


Ông Lý Khắc Cường nói với giới truyền thông rằng cuộc họp sẽ tập trung vào phát triển, chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, sự cần thiết của các nước trong khu vực ASEAN trong bảo đảm chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu an toàn và không bị cản trở.


Ông Lý Khắc Cường cũng đã ký 18 thỏa thuận với Campuchia, bao gồm bảo hiểm y tế, hỗ trợ Phnom Penh đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào năm tới và giúp cải thiện sinh kế của người dân Campuchia.


Trong số đó có 5 thỏa thuận còn hỗ trợ xây dựng thêm nhiều đường và cầu, sẽ hình thành một mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ và đường thủy ở Campuchia – nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng giữa Thái Lan, Việt Nam, Lào và Vịnh Thái Lan.

Thanh niên Đài Loan được giải cứu khỏi Campuchia kể ‘sống không bằng chết’


Vào tháng 3, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia và Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình đã hoàn tất thỏa thuận thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường bằng cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng ở Campuchia.


Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng thì khu vực ASEAN đã trở thành tâm điểm tranh chấp giữa hai nước. Chính quyền Bắc Kinh hy vọng củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong tình hình quốc tế phức tạp; trong khi đó Mỹ hy vọng tái thiết lập vị thế và thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở hơn để đối phó với ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tân tổng thống Kenya phanh phui hợp đồng dự án đường sắt với Trung Quốc


Ngày 15/11, theo Đài VOA (Mỹ), nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran thuộc Chương trình châu Á của Trung tâm Wilson (Wilson Center) cho biết chính quyền Bắc Kinh hiểu rõ triển vọng phát triển của khu vực ASEAN và vai trò của khu vực này như trọng điểm trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung: “Trung Quốc hiểu rằng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á theo thời gian có thể mang lại cho họ ảnh hưởng ngày càng tăng ở các khu vực khác, do đó Bắc Kinh chưa bao giờ do dự dùng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết để thực hiện ảnh hưởng đó”.


Chính Hâm, Vision Times

Bầu cử giữa kỳ Mỹ hay cuộc bỏ phiếu mức độ tín nhiệm đối với ông Trump?

Tiến sĩ Tạ Điền nói: "Nếu xem xét kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022 là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Trump.

Chia sẻ Facebook