Áp lực khi là con cả: Phải thành công, mẫu mực để làm gương

Chia sẻ Facebook
29/04/2023 15:42:08

Mỗi người trong cuộc sống đều có những áp lực riêng. Có người áp lực công việc, tiền bạc, học tập và cũng có người mang trên vai mình áp lực mang tên gọi 'con cả'.


13:00 29/04/2023


Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người sẽ gặp phải những áp lực riêng. Người lo lắng về công việc, học tập, hay vấn đề tiền nong cũng khiến không ít cá nhân mệt mỏi,... Tôi đã từng đặt câu hỏi: "Áp lực của bạn là gì?" cho các bạn của tôi, và không ít câu trả lời khiến tôi nhớ mãi không quên. Thì ra, trong cuộc sống, chúng ta có nhiều loại áp lực không tưởng, trong số đó, có 1 thứ gọi là: Áp lực con cả.


"Con cả thôi mà, có gì phải áp lực", "Con cả sinh ra trước, cái gì cũng được dùng trước các em, sướng thế còn gì",... Tất nhiên, làm con cả cũng có những "đặc quyền" rất tuyệt vời, nhưng đôi khi áp lực là điều không thể tránh khỏi.



Là con cả trong gia đình, nhiều người không tránh khỏi áp lực.


"Lớn phải biết nhường em, con là anh/chị cả mà"


Ngay từ khi còn bé, nhiều cô, cậu nhóc đã được mọi người xung quanh dạy rằng: mình là anh chị, mình phải biết nhường nhịn, không được tranh giành với các em nhỏ tuổi hơn mình. Tôi đã từng đọc được một mẩu chuyện ngắn: Trong một gia đình nọ, chị gái và em trai cách nhau 4 tuổi. Cả 2 chị em dù rất yêu thương nhau, nhưng trẻ con khi tiếp xúc sẽ không thể tránh khỏi những xung đột. Một ngày, 2 đứa nhỏ cùng tranh giành đồ chơi, thấy vậy, người bố liền nói với người chị: "Con là chị, con phải biết nhường em".



Anh chị em trong nhà có những lúc chơi đùa vui vẻ, nhưng cũng không tránh được mâu thuẫn nhỏ. (Ảnh minh họa: Pinterest)


Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên cô bé được dặn phải nhường em như vậy. Chính vì thế mà lần này, có vẻ cô bé đã không muốn nhường nhịn nữa mà lớn tiếng đáp trả: "Tại sao em bé được làm tất cả những gì em muốn còn con thì không? Con không phải là con của bố mẹ!".



Anh chị lớn được chỉ dạy phải biết nhường em nhỏ.

Tôi nghĩ, đây là một áp lực đầu tiên của những cô, cậu bé làm anh chị. Có lẽ, chúng còn quá nhỏ để hiểu và chấp nhận việc đồ của mình nhưng phải nhường cho người khác. Không biết từ lúc nào nhưng nhiều ông bố, bà mẹ thường dặn con lớn phải nhường em nhỏ. Khi hai đứa trẻ chơi với nhau có xảy ra xô xát, cãi vã, đứa bị mắng cũng là con lớn vì cái tội không nhường em.



Mâu thuẫn giữa anh chị em trong nhà nhiều khi không tránh khỏi. (Ảnh minh họa: Pinterest)


Phải thành công, mẫu mực để làm gương


Đứa con đầu tiên mang theo nhiều hy vọng. Chính vì vậy, không ít bố mẹ đặt niềm tin vào người con đầu lòng. Mong con học giỏi, thành công, việc làm ổn định. "Nếu không học tốt, chăm ngoan thì sao có thể làm gương cho em". Những người con cả được kỳ vọng sẽ hoàn hảo để làm gương cho em út noi theo.


Alex Jensen, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Brigham Young từng cho biết: “Đứa bé nhất sẽ noi theo anh chị mình, đứa áp út lại noi theo đứa lớn hơn mình, và cứ như thế với những đứa trẻ khác.” Có lẽ chính vì như thế, những người con đầu lòng thường được thấy gặt hái nhiều thành công, bởi lẽ, chúng đã được định hướng phải nỗ lực, cô gắng để làm "gương" tốt nhất cho em của mình.



Bố mẹ luôn mong anh, chị em có thể hòa thuận. (Ảnh minh họa: Pinterest)


Có anh, chị là điều tuyệt vời!


Có những anh chị cả sẵn sàng hy sinh, làm mọi điều tốt nhất cho các em của mình. Tôi có một người bạn tên Đức Long, là con trưởng trong gia đình có 3 anh em. Long lúc nào cũng chỉn chu, đĩnh đạc và nghiêm túc. Cậu ấy từng tâm sự với tôi rằng, bản thân từ lúc còn đi học, đến khi đi làm, luôn cố gắng để bố mẹ không phải lo lắng. Sau khi tốt nghiệp đại học, Long cũng nỗ lực làm việc để có tiền phụ giúp bố mẹ nuôi 2 em. Long chia sẻ: "Tất nhiên, bố mẹ không bắt ép tôi phải gửi tiền nuôi 2 em ăn học, nhưng tôi là anh cả mà, tôi có trách nhiệm làm điều đó".



Dù trong nhà có nhiều anh chị em, bố mẹ đều yêu thương các con như nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trong thực tế, chúng ta đã được chứng kiến những người anh cả là tấm gương, điểm tựa vững chắc cho các em của mình. Điển hình có thể kể đến 2 anh em nghệ sĩ Sơn Tùng và MONO. Nam ca sĩ MONO và câu chuyện lấy anh trai Sơn Tùng để học hỏi, quyết tâm theo đuổi con đường ca hát cũng khiến nhiều người chú ý. Sự thành công của anh trai đã trở thành động lực để MONO học hỏi và tự tin tỏa sáng. Tình cảm của 2 anh em cũng khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ.



Ca sĩ MONO xem anh trai Sơn Tùng là tấm gương, động lực giúp mình theo đuổi nghệ thuật. (Ảnh: MONO)



Sơn Tùng đích thực là người anh trai cả tuyệt vời. (Ảnh: Sơn Tùng - MTP)

Nếu như bạn cũng có một người anh, người chị đó chắc hẳn là điều may mắn. Vì đó sẽ là người sẵn sàng chở che, bảo vệ bạn bất cứ lúc nào. Hãy trân trọng, yêu thương những người anh, chị của mình nhé!

Con cả thường được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng. Bên cạnh đó, họ cũng được coi là hình mẫu để bố mẹ "chấn chỉnh" các em. Chính điều đó khiến cho những đứa trẻ đầu lòng không tránh khỏi áp lực.

Chưa kể con cả là người sinh ra đầu tiên, luôn được di truyền những điều tốt đẹp nhất từ bố mẹ. Đồng thời, sự ra đời của con đầu lòng được đặt rất nhiều kì vọng là sẽ trở thành người tài giỏi.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !

Anh Trang - Theo Thể Thao & Văn Hóa

Click vào xem mọi người nói gì

Công ty cổ phần Công Nghệ và Tầm Nhìn Yêu Âm Nhạc


Trụ sở cơ quan
Lầu 12, Tòa nhà Viettel, Số 285 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Quản lý và vận hành bởi:
công ty cổ phần kỹ thuật số yêu âm nhạc
232/17 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam


Điện thoại
(+84) 2873 050 788

email
[email protected]

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 24/4/2017.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung
Ông Lê Vũ Anh

[email protected]

(+84) 2873 050 788

Chia sẻ Facebook