Áo mưa, giấy báo, rèm vải... làm nên những bộ yukata đặc sắc

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 11:25:39

Xuất hiện trong những bộ trang phục yukata được làm nên từ những vật liệu tái chế ấn tượng, nhóm sinh viên đến từ khoa Nhật Bản học (ĐH Công nghệ TP.HCM) khiến người xem trầm trồ.

Hai sinh viên trong trang phục yukata được tái chế từ các vật phẩm thông dụng như giấy báo, bao bì - Ảnh: CÔNG TRIỆU


Cuộc thi thiết kế trang phục yukata Nhật Bản diễn ra sáng nay (7-4) tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Từ chủ đề "Lan tỏa thời trang xanh", cuộc thi thu hút nhiều đội nhóm tham gia tranh tài. Bằng sự sáng tạo, khéo léo của tuổi trẻ, những bộ trang phục yukata được thiết kế từ các nguyên vật liệu rất đơn giản như giấy báo, túi nilông, khăn bàn, rèm cửa... mang đến cho người xem không gian trải nghiệm đầy thú vị.

Cuộc thi thiết kế trang phục yukata từ vật phẩm tái chế - VIDEO: CÔNG TRIỆU

Sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Nhật Phạm Tử Duy cho biết, cô vô cùng ấn tượng trước sự sáng tạo của các đội thi. Từng chi tiết trên bộ trang phục yukata, từng kiểu cách nắm tay, dáng đi, nụ cười... của người trình diễn được Tử Duy để ý và ghi nhớ.

"Khá ấn tượng và ngạc nhiên khi từng cử chỉ, động tác được các bạn tìm hiểu và thực hiện rất thuần thục, qua đó tôi cũng học được phần nào văn hóa Nhật", Tử Duy chia sẻ.

Cuộc thi được lồng ghép trong triển lãm kimono quy mô diễn ra tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Giám đốc Bảo tàng Áo dài TP, phó chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP.HCM Huỳnh Ngọc Vân đánh giá cao tính nghệ thuật của cuộc thi lẫn triển lãm kimono với chủ đề "Chạm xuân" do khoa Nhật Bản học (ĐH Công nghệ TP.HCM) tổ chức lần này.

"Việc tổ chức được một buổi triển lãm kimono quy mô như thế này là một bước tiến lớn của các đơn vị đào tạo. Đặc biệt, việc dùng các vật phẩm tái chế để thiết kế nên bộ yukata là ý tưởng đầy sáng tạo, vừa giúp sinh viên học hỏi được văn hóa Nhật vừa lan tỏa thông điệp sống xanh đầy tích cực", bà Ngọc Vân nói.

Bộ yukata đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế lần này - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Áo mưa nilông, giấy báo, rèm vải... là các nguyên vật liệu được tái chế trong cuộc thi lần này - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cuộc thi đề cao tính sáng tạo, phong thái trình diễn. Bộ trang phục yukata được tái chế từ bao bì nilông - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Buổi triển lãm kimono được khoa Nhật Bản học - Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức từ ngày 5 đến 7-4 - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Triển lãm quy mô với hàng chục bộ kimono được tuyển chọn và vận chuyển từ Nhật Bản sang - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Từ trang phục, cử chỉ, hành động của người Nhật Bản khi mặc kimono đều được các sinh viên tái hiện một cách sinh động, thuần thục - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Theo bà Hồ Tố Liên, trưởng khoa Nhật Bản học, phải mất hơn 5 tháng để khoa có thể kết nối và đưa được những bộ kimono "chuẩn chất" từ Nhật Bản về Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cuộc thi thu hút đông sinh viên trong và ngoài trường tham gia - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bà Hồ Tố Liên - trưởng khoa Nhật Bản học (giữa) - giới thiệu về nguồn góc, câu chuyện gắn liền với bộ kimono đang trưng bày tại triển lãm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Nhà thiết kế Trần Hùng vừa mang đến cho công chúng trải nghiệm độc đáo khi chiêm ngưỡng thời trang trong không gian tranh nghệ thuật đương đại qua show diễn thời trang chính thức đầu tiên của anh tại Việt Nam.

Chia sẻ Facebook