Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng một đường băng mới trên Quần đảo Hoàng Sa
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh dường như đã xây dựng một đường băng trên đảo Tri Tôn, một hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù độ dài của đường bằng không thể cất cánh và hạ cánh máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom, máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt hoặc máy bay không người lái lại thì không thành vấn đề. Trước đó, Bắc Kinh đã từng mở nhà hàng lẩu ở quần đảo Hoàng Sa.
Truyền thông Mỹ: Bắc Kinh xây đảo và đường băng ở Hoàng Sa
Hãng tin AP cho biết theo hình ảnh vệ tinh của Phòng thí nghiệm hành tinh PBC (Planet Labs PBC), chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng một sân bay trên đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở Biển Đông.
Kết cấu công trình của nó giống với kết cấu công trình của 7 đảo nhân tạo và bãi đá ngầm khác trên quần đảo này đều được trang bị đường băng, bến tàu và hệ thống quân sự. Tuy nhiên, quy mô công trình trên đảo này (đảo Tri Tôn) hiện vẫn tương đối nhỏ.
Theo hình ảnh vệ tinh, vào đầu tháng 8, lần đầu tiên có thể nhìn thấy việc xây dựng đường băng liên quan trên đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là Trung Kiến). Đánh giá từ tình hình quy hoạch hiện tại, chiều dài của đường băng sẽ là hơn 600m, đủ để cất cánh và hạ cánh máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt hoặc máy bay không người lái, nhưng không thích hợp cho bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom. Ngoài ra, có thể nhìn thấy các dấu vết xe cộ dày đặc, có vẻ như là container và thiết bị xây dựng trên phần lớn hòn đảo.
Bắc Kinh đã từ chối tiết lộ chi tiết về dự án xây dựng trên đảo Tri Tôn, chỉ nói rằng mục đích của việc xây dựng là hỗ trợ an toàn hàng hải toàn cầu; họ cũng bác bỏ cáo buộc rằng họ có ý định quân sự hóa tuyến đường thủy quan trọng, nhưng khẳng định có quyền tiến hành xây dựng các công trình trên lãnh thổ mà họ có chủ quyền.
Bắc Kinh đã xây dựng một cảng nhỏ và các tòa nhà trên đảo Tri Tôn từ nhiều năm trước, cùng với một sân bay trực thăng và các mảng radar.
Ngoài Trung Quốc ra, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn. Là một trong những hòn đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần bằng khoảng cách với bờ biển Việt Nam. Sau trận hải chiến năm 1974, Bắc Kinh đã giành toàn bộ quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam.
Trong khi đó, Mỹ không có lập trường nào về tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, nhưng định kỳ cử tàu hải quân tiến hành “tự do hàng hải” gần các đảo ở Biển Đông.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan đưa tin trước việc Bắc Kinh xây dựng đường băng trên một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ rằng Việt Nam đang xác minh thông tin liên quan. Mọi hoạt động trái phép ở quần đảo Hoàng Sa đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có lợi cho hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn hàng không, hàng hải và tự do ở Biển Đông.
Bắc Kinh mở nhà hàng lẩu trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Tờ South China Morning Post (SCMP) tại Hồng Kông ngày 30/4 đưa tin chính quyền Bắc Kinh đã mở một nhà hàng lẩu trên đảo Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng), đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, có 120 chỗ ngồi.
Theo giám đốc công ty hậu cần tại địa phương, nhà hàng lẩu “Kuanzhai Xiangzi” đã làm phong phú thêm cuộc sống của quân đội, cảnh sát và dân thường trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng.
Theo thông tin trên trang web chính thức của chính quyền tỉnh Hải Nam của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào năm 2012, chính quyền Bắc Kinh đã thành lập Chính quyền thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm. Diện tích đảo thuộc thẩm quyền của thành phố là khoảng 27km2 (bao gồm cả các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa). Hiện tại, quyền quản lý thực tế khoảng 24km2, diện tích vùng nước là 17.000km2 (vùng biển trong đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa). Vùng biển quản lý rộng khoảng 2 triệu km2, là thành phố cấp tỉnh nằm ở cực nam của Trung Quốc, diện tích quản lý lớn nhất, diện tích đất liền nhỏ nhất, dân số ít nhất Trung Quốc, thuộc tỉnh Hải Nam.
Về tác động rộng hơn tới khu vực của đường băng mới trên đảo Tri Tôn, ông Hoàng Việt – chuyên gia về luật quốc tế và các tranh chấp Biển Đông tại Trường Đại học Luật TP.HCM, nói với RFA trong ngày 17/8 rằng nếu kiểm soát được cả hai quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa thì có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông rộng lớn cùng các tuyến đường hàng hải đi qua nó. Năng lực tên lửa của Trung Quốc đã bao phủ chuỗi đảo thứ nhất (đảo Kyushiu và Okinawa ở Nhật Bản, đảo Luzon ở Philippines). Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, muốn khống chế chuỗi đảo thứ nhất này về phía Biển Đông và Ấn Độ Dương thì vẫn nắm cửa ra của nó, và đó là Hoàng Sa. Mặc dù đã có căn cứ quân sự lớn ở Phú Lâm (cũng thuộc Hoàng Sa), Trung Quốc vẫn xây dựng đường băng trên đảo Tri Tôn gần với Đà Nẵng nhất. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng mục tiêu Trung Quốc có thể đang nhắm tới khi đi nước cờ này là muốn tạo “cơ sở pháp lý” để bao biện cho yêu sách biển. Để làm điều đó, họ cần bồi đắp đảo Tri Tôn thành một đảo lớn. Năm 2014, khi đặt giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, họ lập luận rằng vị trí giàn khoan nằm trong vùng biển thuộc Tri Tôn. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ có nhu cầu mở rộng hòn đảo này. |
Trí Đạt (biên dịch và tổng hợp)
Việt Nam phản ứng trước việc Trung Quốc đưa một phần Hoàng Sa vào khu vực tập trận
Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.