Anh trừng phạt 2 nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga
Chính phủ Anh vừa bổ sung 63 pháp nhân Nga vào danh sách cấm vận, trong số này có hai nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga là Baikal Electronics và MCST.
Baikal Electronics và MCST sẽ bị cấm tiếp cận kiến trúc chip của ARM do ARM có trụ sở tại Cambridge, Anh và phải tuân thủ các quy định cấm vận. Hai công ty này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực độc lập công nghệ của Nga do được kỳ vọng sẽ bù đắp tình trạng thiếu hụt vi xử lý của các hãng chip phương Tây như Intel, AMD.
Cho tới nay, các vi xử lý tiên tiến nhất mà cả hai đang cung cấp là: Baikal BE-M1000 (28nm), dùng 8 nhân ARM Cortex A57 xung nhịp 1.5GHz và 1 GPU ARM Mali-T628 xung nhịp 750 MHz; Baikal BE-S1000 (16nm), dùng 48 nhân ARM 2.0 GHz; MCST Elbrus-8C (28nm), 8 nhân xung nhịp 1.3 GHz và MCST Elbrus-16S (28nm), dùng 16 nhân xung nhịp 2.0 GHz.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức Nga dùng thử những con chip cho biết, chúng không thể cạnh tranh với các sản phẩm tiêu chuẩn của ngành. Thậm chí, một số còn nói chúng “không thể chấp nhận được”. Dù vậy, bất chấp hiệu suất không mấy ấn tượng, chúng vẫn có thể hỗ trợ vài bộ phận thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin Nga hoạt động trong khủng hoảng chip.
Thực tế, MCST gần đây còn nói đã lấp chỗ trống thành công trên thị trường nội địa, “gấp rút giải cứu” các tổ chức và công ty quan trọng của Nga.
Tác động của lệnh cấm vận của Anh đối với Nga không thể bị xem nhẹ. Vi xử lý Baikal và MCST được sản xuất tại các nhà máy nước ngoài, chẳng hạn của TSMC và Samsung. TSMC và Samsung không thể vi phạm quy định cấp phép của ARM và luật pháp quốc tế vì lợi ích của khách hàng Nga.
Baikal chỉ có một giấy phép hợp pháp để sản xuất chip trên quy trình 16nm và cũng chỉ có giấy phép thiết kế, không thể sản xuất. Do đó, giải pháp duy nhất là sản xuất trong nước và bỏ qua các duy định. Song, vấn đề lớn khác là hoạt động sản xuất chip tại Nga vô cùng lạc hậu, hiện nay chỉ có thể sản xuất chip trên quy trình 90nm. Đó là công nghệ Nvidia sử dụng cho card đồ họa GeForce 7000 năm 2006.
Chính phủ Nga đã phê duyệt khoản đầu tư 3,19 nghìn tỷ ruble (38,2 tỷ USD) vào tháng 4/2022 để đối phó với tình trạng này, nhưng phải mất nhiều năm để thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước. Trong viễn cảnh lạc quan nhất, đến năm 2030, các nhà máy chip của Nga sẽ chế tạo được chip 28nm.
Du Lam (Theo Bleeping Computer)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Nhà máy đối tác Apple náo loạn, hàng có thể về chậm vài tháng
icon 0
Nhân viên tại một nhà máy lắp ráp MacBook ở Thượng Hải nhảy qua rào chắn để rời công ty do mệt mỏi với quy định kiểm soát dịch chặt chẽ.
Gom đủ tiền, Elon Musk vẫn có khả năng không mua được Twitter
icon 0
Kế hoạch nhận đầu tư nước ngoài của Elon Musk để thâu tóm Twitter có thể khiến giới chức Mỹ điều tra thương vụ, với những lo ngại an ninh quốc gia tương tự TikTok cách đây 2 năm.
Hàng triệu hộ sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu cải thiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ
icon 0
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng triệu hộ kinh doanh, hợp tác xã đang sản xuất, xuất khẩu nông sản đang có nhu cầu lớn về cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
Người dân sẽ có thể rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip icon 0
Rút tiền bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang được Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phối hợp với một số ngân hàng triển khai thí điểm.
XEM THÊM BÀI VIẾT