Anh nông dân trồng "thứ cây chả giống ai", nếu tất tay bỏ túi ngay 800 triệu đồng
Một anh nông dân ở Bình Định từng nhặt hạt cây đem về vườn ươm, không ngờ đến ngày nay thu 1 triệu/cây. Nếu bán cả vườn cây thì sẽ nhẹ nhàng bỏ túi 800 triệu đồng.
Anh Đinh Văn Ếc, dân tộc Hre ở tỉnh Bình Định có nguồn thu nhập cao từ rừng cây dó bầu hơn 10 năm tuổi. Nói về cơ duyên với loài cây "lạ" trong rừng này, anh Ếc tiết lộ với Dân Việt, cách đây hơn 10 năm, đa số các gia đình ở địa phương anh đều chọn trồng cây keo, bạch đàn làm cây chủ lực thì riêng gia đình anh lại chọn cho mình một lối đi riêng khác biệt bằng việc trồng cây dó bầu.
Nhờ tìm được lối đi đúng đắn với loại cây trồng quý hiếm này, thời gian gần đây gia đình anh Ếc có thu nhập ổn định. Không chỉ trồng mỗi cây dó bầu, anh nông dân này còn kết hợp đen xen với nhiều loại cây trồng khác trong vườn nhà.
Anh nông dân có nguồn thu nhập cao từ rừng cây dó bầu hơn 10 năm tuổi. Ảnh Hội Nông dân tỉnh Bình Định.
Quyết tâm làm giàu tại quê hương, anh Ếc đầu tư diện tích trang trại gần 10 ha. Cụ thể, từ năm 2012, anh Đinh Văn Ếc đã mạnh dạn đầu tư trồng 5 ha cây dó bầu với gần 1.000 cây. Vào thời điểm đó, đây là mô hình khá lạ của một người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi thực tế, rất ít trường hợp gặp được trầm để mong "đổi đời". Chính vì thế mà trồng cây dó bầu để tạo trầm thì ít ai nghĩ tới.
Nhờ bản tính cần cù, chịu khó, anh Đinh Văn Ếc đã mạnh dạn và quyết tâm thực hiện hiệu quả mô hình độc đáo này.
Khởi nghiệp với trồng "thứ cây chả giống ai" anh Ếc nhấn mạnh: Lúc nhỏ, tôi thường theo cha vào rừng sâu. Tận mắt thấy được những cây dó tự nhiên. Khi nghe cha kể về công dụng cũng như giá trị của cây dó rất cao vì tạo ra trầm hương. Lúc đó tôi đã bắt đầu có suy nghĩ đưa giống cây này về trồng. Đến năm 2012, tôi tự vào rừng thu hái hạt cây dó tự nhiên, đem về tự học cách ươm giống và tiến hành trồng trên diện tích đất của gia đình.
Đặc biệt với phương châm lấy ngắn nuôi dài, thời gian đầu, ông Ếc trồng xen giữa rừng dó bầu là các loại cây lâm nghiệp như keo, tràm. Đến nay, đã cho thu hoạch 2 lứa cây nguyên liệu, kinh tế gia đình cũng ngày một ấm no hơn.
Sau hơn 10 năm trồng vừa học hỏi vừa chăm sóc đến thời điểm này, rừng dó bầu của gia đình ông Ếc đã có cây phát triển cao từ 7 -10 m, đường kính trung bình từ 10 -20 cm đã sẳn sàng cho việc lấy dầu, cấy trầm.
Với vườn cây rộng lớn, gia đình anh Đinh Văn Ếc không giấu được vui mừng trước những thành quả đạt được. Đáng chú ý, bình quân mỗi cây dó được thương lái mua với giá 1 triệu đồng/1 cây. Nổi bật vừa qua gia đình anh nông dân này bán 100 cây thu về gần 100 triệu đồng. Theo đó, nếu bán vào thời điểm này, rừng dó bầu của gia đình sẽ thu được gần 800 triệu đồng. Có thể thấy đây là con số mơ ước của người nông dân.
Trầm không phải là một loại cây mà là bộ phận, khu vực bị thương của một loại cây thuộc họ dó (Aquilaria). Trầm hương thường được bán với giá đắt đỏ. Ảnh minh họa.
Nếu đem so sánh với các loại cây khác, giá trị của cây dó bầu hơn hẳn. Nhiều năm trở lại đây, thương lái đến trực tiếp đặt hàng với các hộ nông dân để thu mua dó bầu, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân, đem lại thu nhập ổn định, lâu dài.
Cây dó bầu đạt đường kính 15-20 cm đủ điều kiện cấy trầm thì thời gian mất khoảng 7-8 năm, nếu mắt cấy thành công thì cũng phải mất ít nhất 2 năm nữa cây mới được thu hoạch, có nghĩa là tổng thời gian khoảng 10 năm. Như vậy so với một số cây trồng khác như bạch đàn cao sản, keo lá chàm thì chu kỳ khai thác dài hơn 3-4 năm, đòi hỏi kỹ thuật khắt khe hơn.
Thông tin trên Người Lao Động, dó bầu là một loại cây rất đặc biệt, có thời gian sinh trưởng kéo dài. Theo một số tài liệu đúc kết được của các nhà khoa học, có hai phương pháp chính để tạo trầm trên cây dó bầu đó là gây tổn thương và gây tổn thương kết hợp với chế phẩm sinh học hoặc hóa chất.
Có thể nhiều người chưa biết, quá trình hình thành trầm trong cây dó là do một loại khuẩn của cây sinh ra để ngăn chặn côn trùng ở những vị trí có vết thương trên cây. Khi vết thương được ngăn chặn sẽ hình thành một lớp mỏng màu nâu hoặc sậm, nằm giữa phần gỗ chết (khô) và phần gỗ sống (tươi). Nếu nạo lấy lớp mỏng này đưa vào lửa đốt sẽ tỏa mùi hương trầm, nhưng đây thực tế chưa phải là trầm nên việc tạo trầm trên cây dó bầu chưa cho kết quả như mong muốn, đôi khi còn gây ra tổn hại cho người trồng, ít ai giàu lên từ loại cây trồng này. Nếu có chỉ là những người buôn bán cây giống.
Điều đáng nói về mặt khoa học, việc tạo trầm, kỳ nam cũng chưa được khẳng định chắc chắn. Từ xưa đến nay ở Việt Nam chưa có mô hình hiệu quả cao nào được tổng kết chuyển giao, trong khi thị trường tiêu thụ phần lớn bán cho thương lái Trung Quốc, vì thế bà con nông dân không nên đặt niềm hy vọng lớn vào loại cây trồng này.
Mách bà con kỹ thuật trồng cây gió trầm
Cây dó bầu có tên khoa học là Aquilaria, trong quá trình phát triển bị những tổn thương làm gây nhiễm bệnh và tích tụ nên một dạng nhựa. Sau đó lan ra khắp cây làm các phân tử bị biến đổi nên cây có rất nhiều màu sắc, hình thù và hương thơm. Từ đó hình thành nên trầm hương.
Đây là một loại cây lâm nghiệp quý; có giá trị kinh tế rất cao khi tạo nên rất nhiều sản phẩm chất lượng. Phổ biến và quen thuộc nhất là các sản phẩm tinh dầu trầm hương, nhang trầm hương; vòng tay trầm hương…
- Chọn hạt giống cây ươm mầm làm giống từ cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt. Là cây trên 15 năm tuổi nếu trồng tập trung hoặc phân tán; trên 20 năm tuổi nếu cây mọc trong rừng tự nhiên thiếu ánh sáng.
- Chọn những quả dó bầu chín muồi, chín tự nhiên với độ tách hạt khỏi quả khoảng 10-15%. Đựng quả vào bao tải hoặc phủ kín để ủ trong 2-3 ngày, sau đó bóc lấy hạt. Bảo quản hạt ở nhiệt độ 6-8◦C để giữ hạt trong 25-30 ngày. Hoặc bảo quản bằng cát ẩm để giữ hạt trong 12-15 ngày.
- Mật độ trồng cây là cách hàng 5m, khoảng cách giữa các hạt là 4m hoặc 3×3 m, 3×6 m.
- Đào hố 25 x 25 x 25 (cm), mặt bầu cách mặt đất 5cm. Sau khi trồng 20 ngày chúng ta cần bón phân urê 1 muỗng cafe/ gốc để cây sinh trưởng tốt.
- Kỹ thuật trồng cách hàng 10cm, khoảng cách giữa các hạt là 2cm. Phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 1cm; tưới nước 1 lần/ngày nếu có mái che. Sau 6 tháng ươm mầm, cây con sinh trường tốt, khỏe mạnh thì có thể mang ra trồng.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây giống sau khi trồng. Những cây dưới 2 năm tuổi cần tưới nước 2 lần/tháng; cây 2 năm tuổi chỉ cần tưới nước 1 lần/tháng. Với cây đã trên 3 năm tuổi thì không cần tưới nước.
- Cắt tỉa, tạo hình: Tiến hành làm cỏ cho cây 2 lần/năm, vào tháng 1-2 và tháng 8-9; xới gốc cây 2-3 lần/năm. Khi cây được 2 năm tuổi thì cần tỉa nhánh, giữ lại 15-20 nhánh chính mọc từ thân. Thực hiện tỉa nhánh định kỳ 4 lần/năm theo từng quý.
- Bón phân: Được khoảng 20 ngày thì bón phân Ure theo liều lượng 1 muỗng cafe/gốc. Sau 1-2 tháng, kiểm tra khả năng sống của cây để thay mới những cây bị chết.
- Phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh: Nên theo dõi khả năng sinh trưởng của cây, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Một mẹo hay bà con nên bỏ túi là phòng trừ cỏ dại cho cây bằng cách phủ gốc bằng cỏ, cây phân xanh,… Đồng thời, xới phá váng gốc cây sau mỗi trận mưa to (2-3 lần/năm).
Trúc Chi (t/h)