Anh nông dân nuôi "con vật hiền khô" nhẹ nhàng thu lãi 100 triệu đồng

Chia sẻ Facebook
06/04/2024 07:28:58

Sau một thời gian ngắn nghiên cứu nuôi "con vật hiền khô" trong vườn nhà với chi phí rẻ, một anh nông dân Hậu Giang có thu nhập tốt, hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Tận dụng mương vườn để nuôi ốc bươu đen đặc sản (ốc nhồi), một anh nông dân ở Hậu Giang thu trên 100 triệu đồng từ việc bán trứng ốc bươu đen, ốc bươu đen giống, ốc bươu đen thương phẩm ra thị trường.

Anh nông dân cần cù lao động thu nhập trăm triệu hàng năm nói đến ở đây là anh Huỳnh Văn Nhiên. Với mô hình nuôi ốc bươu đen trong mương vườn hiện nay của gia đình, anh đã và đang phát triển nhân rộng, góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình trên đơn vị diện tích đất sản xuất của nhiều hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen đặc sản, anh nông dân thu trên 100 triệu/năm.

Anh Huỳnh Văn Nhiên có diện tích 0,8 ha đất vườn trồng cây ăn trái đã nhiều năm nay. Nhờ có diện tích rộng, nên ngay từ năm 2018 gia đình anh đã trồng cây cam sành rồi mãng cầu xiêm... Tuy nhiên không gặp "thời thế" cây cam sành trong vườn bị bệnh vàng lá cũng như trái cam sành đã rớt giá, thu nhập cũng vì thế không ổn định. Quyết tâm không bỏ cuộc, năm 2019 anh Nhiên chuyển sang cải tạo lại vườn và trồng lại toàn bộ cây mít Thái siêu sớm, từ đó hiện tại thu nhập từ cây mít cũng tương đối ổn định hơn xưa.

Vừa làm vừa học hỏi, anh Nhiên nhận thấy từ nhiều mô hình kết hợp trong vườn cây ăn trái, đặc biệt là mô hình nuôi ốc bươu đen dưới mương vườn. Nhờ mạnh dạn thực hiện nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) trong vườn mít Thái, gia đình anh Nhiên đã tăng thêm nguồn thu nhập.


Tiết lộ với Dân Việt về bí quyết làm giàu, anh Nhiên chia sẻ: Năm 2022, anh Nhiên đã đi tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen từ nhiều người đã thành công. Do đó, anh cũng tìm hiểu thêm nhiều thông tin đại chúng cũng như từ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương, mạnh dạn đã tìm mua 10 kg trứng ốc bươu đen với giá 800 ngàn đồng/kg. Sau đó, anh đem về tự ấp trứng rồi đem thả vào mương vườn trồng mít để nuôi. Đến năm 2022, nhận thấy mô hình dễ thực hiện, anh Nhiên đã liên hệ mua thêm 30 kg trứng ốc bươu đen nữa, với giá năm nay thấp hơn chỉ 500.000 đồng/kg. Đặc biệt sau khi trứng ốc được 15 ngày con giống đã nở hoàn toàn và anh đem đi ươm. Đến khi ốc bươu đen được thành thục anh tiến hành thả cho ốc ra sống tự nhiên trong mương vườn để chăm sóc cho đến khi xuất ra thị trường.

Cách chăn nuôi ốc bươu đen có "1-0-2" như tận dụng phế phẩm từ trái mít non, mít hư thối để làm thức ăn.

Với cách nuôi độc đáo cho ốc ăn mít non, mít hư nhờ đó mà sau khi nuôi khoảng 5 tháng bắt đầu có ốc bươu đen lớn thu hoạch bán... Anh Nhiên bán ốc bươu đen thương phẩm 500 ngày đồng/ngày, cứ thế mà tính bình quân cũng thu nhập khoảng 15 triệu đồng/mỗi tháng.

Điều đáng nói năm 2023, với quy mô hình thành cống, anh Nhiên đã mua ấp thêm gấp 3 lần số lượng cùng kỳ và có nhiều kinh nghiệp quản lý, chăm sóc hơn, anh Nhiên hy vọng mô hình năm giá cả ổn định thì mô hình nuôi ôc bươu đen (ốc nhồi) anh cho thu nhập cao hơn trước.

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen, bà con nên "bỏ túi" cách nuôi sau để có năng suất cao

- Chọn giống ốc bươu đen

+ Ốc giống được chọn cần phải là những con khỏe mạnh, có chất lượng tốt.

+ Phần vỏ ốc không được sứt mẻ, phần đỉnh vỏ ốc có màu tươi sáng.

+ Kích thước ốc giống trong khoảng 0,4-0,6g/con (ốc 2 tuần tuổi, cở hạt đậu xanh). Vận chuyển ốc bằng phương pháp giữ ẩm, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài, không nên bịt kín.

- Thả giống ốc bươu đen

+ Con giống sau khi được vận chuyển về nên để 5-10 phút cho ốc ổn định và quen với môi trường mới.

+ Sau đó dùng vật thể lá chuối hoặc nắp xốp làm giá thể thả giống. Đặt lá chuối hoặc nắp xốp trên mặt nước ao hồ, bể… sau đó thả đều ốc lên bề mặt của lá chuối hoặc nắp xốp (chú ý không để giá thể bị chìm), thả giống vào lúc thời tiết mát hoặc phải che mát trước khi thả giống.

+ Mật độ thả trung bình từ 80-100 con/m2 , tùy vào điều kiện thực tế có thể tăng mật độ lên 200 -300 con/m2.

+ Thời vụ thả giống thích hợp từ tháng 3 tháng 5 hằng năm. Thời gian nuôi trung bình 5-6 tháng, nên thu hoạch trước mùa đông.

- Thức ăn và cách cho ăn đạt hiệu quả

+ Thức ăn của ốc thường là các loại bèo, thực vật thân mền, rau củ quả và các loại trái cây, các phụ phế phẩm nông nghiệp… ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn tinh như các loại cám cho cá, bột cám gạo, cám ngô.

+ Ốc ở dơ nhưng ăn rất sạch vì vậy thức ăn cho ốc cần rửa sạch, không nhiễm các loại thuốc sâu, các chất hóa học, nhiễm mặn, phèn.

+ Ốc rất thích ăn bèo cám, đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Nên trong nuôi ốc nếu có điều kiện chúng ta nên sử dụng thêm một ao để nuôi bèo cám cung cấp thức ăn cho ốc.

+ Ngoài ra, các loại rau củ quả bổ sung thêm cho ốc như rau muống, mướp, bầu, bí, rau khoai, lá sắn, lá chuối, lá đu đủ…

+ Nên cho ốc ăn 1 ngày 1 lần vào buổi chiều tối, tới sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất. Lượng thức ăn cho ăn trong ngày chiếm từ 5-7% trọng lượng ốc trong ao, nếu trong ao nuôi có nhiều thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể giảm khẩu phần ăn của ốc.

- Cách thu hoạch ốc bươu

+ Thời gian nuôi thường từ 4-6 tháng khi ốc trong ao đạt trọng lượng 25-30 con/kg là có thể thu hoạch để xuất bán.

+ Bà con có thể thu hoạch ốc theo hình thức tỉa dần, có nghĩa là bắt những con lớn đạt trọng lượng trước, để lại những con bé nuôi tiếp.

+ Đây là hình thức nuôi gối đàn thích hợp cho ốc phát triển và giảm lượng thức ăn không cần thiết.

+ Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị khi thu hoạch ốc, bà con thu ốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này ốc nổi lên trên đi tìm ăn nên rất dễ bắt. Bà con có thể bớt lại một lượng bố mẹ nhất định để nuôi ốc sinh sản cho vụ sau.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook