Anh nông dân nhẹ nhàng đút túi 1,3 tỷ nhờ nuôi con ăn "tốn cỏ tốn lá"
Chỉ nuôi loài vật "ăn tốn cỏ tốn lá" ở quê mà anh nông dân ở Tuyên Quang nhẹ nhàng thu 1,3 tỷ/năm. Từ đó kinh tế gia đình vững vàng, cuộc sống ổn định.
Nhận thấy địa phương có thế mạnh về vườn đồi, diện tích đồng cỏ khá lớn tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi dê, anh Nguyễn Tiến Lâm ở Tuyên Quang đã dạn xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi dê. Khu trang trại của gia đình anh Lâm được xây dựng bố trí khá khoa học và bài bản như xa nhà ở, cao ráo, có khu vực xử lý chất thải chăn nuôi khép kín.
Kể từ khi "tất tay" lập nghiệp với chăn nuôi, gia đình anh Lâm là một trong những hộ nuôi dê nhốt chuồng thành công ở quy mô khá lớn. Nhờ chăm chỉ và hướng làm đúng đắn anh Lâm đã thu về tiền tỷ.
Nông dân Nguyễn Tiến Lâm chăn nuôi dê theo đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc chu đáo cho đàn dê của gia đình nên có doanh thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.
Kể từ khi lập nghiệp tại quê hương, anh Lâm luôn chăm chỉ học hỏi chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, cùng sự chăm sóc chu đáo, đàn dê của gia đình đã mang lại hiệu quả kinh tế, không ngừng sinh sản, phát triển. Nhờ đó, trong năm 2023 vừa qua, nhà anh xuất bán được bán 4 lứa, thu về khoảng 1,3 tỷ đồng, trừ hết chi phí thu 500 triệu đồng tiền lãi, thành công bước đầu đã tạo động lực cho anh tiếp tục tìm tòi, mở rộng quy mô sản xuất.
Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi thành công và có tiền tỷ trong tay, anh Lâm cho hay, nuôi dê không khó, người chăn nuôi phải biết được tập tính của dê, bên cạnh đó để thực hiện mô hình nuôi dê đạt hiệu quả, ngoài kinh nghiệm tích lũy được trong thực tiễn, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại đến việc theo dõi, quản lý đàn dê.
Dê sinh sản nhanh, trung bình mỗi năm đẻ từ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 con. Dê con nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30-35 kg/con là có thể xuất chuồng. Chỉ sau vài năm "bén duyên" làm giàu với chăn nuôi, mô hình nuôi dê thương phẩm, nuôi dê sinh sản của anh nông dân Nguyễn Tiến Lâm đã có trên 3.000 con dê thương phẩm.
Nhờ những thành công có được, mô hình nuôi dê thương phẩm, nuôi dê sinh sản của anh Nguyễn Tiến Lâm nhận được nhiều lời khen. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.
Nhờ mô hình nuôi dê sinh sản nhốt chuồng của Lâm là hướng đi mới hiệu quả, phù hợp với thị trường hiện nay; đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định cho chăn nuôi gia trại, nên được phổ biến, nhân rộng, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Nhận thấy mô hình nuôi dê thành công của gia đình anh Lâm ở địa phương phát triển mạnh mẽ, ông Vương Văn Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho biết: Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Tiến Lâm mấy năm gần đây rất phát triển, gia đình đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi từ nhỏ lẻ đến quy mô trang trại, đến bây giờ gia đình đã chăn nuôi hơn 300 con dê thương phẩm, mỗi lứa xuất chuồng mang lại kinh tế rất cao và tạo được công ăn việc làm cho những người trong gia đình.
Thời gian gần đây, ở địa bàn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, không chỉ có gia đình anh Lâm thành công nuôi dê theo phương pháp mới mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn cũng thực hiện mô hình nuôi dê thương phẩm (nuôi dê nhốt chuồng, nuôi dê chăn thả) nhờ đó kinh tế gia đình ổn định hơn.
Điều đáng nói, đối với thức ăn cũng rất dế kiếm, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương, hiện tại dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn, được đánh giá khá cao nên sẽ tạo ra một hướng phát triển kinh tế nhiều triển vọng, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Không chỉ tại Tuyên Quang hiện nay, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang được nhiều nông dân trên cả nước áp dụng và thành công. Với đặc điểm tốn ít diện tích, dễ chăm sóc, quản lý, dễ kiểm soát dịch bệnh, chắc chắn mô hình này sẽ tiếp tục được bà con trên cả nước áp dụng phát triển.
Gợi ý kỹ thuật nuôi và chăm sóc dê cho người mới bắt đầu
Chăn nuôi dê thương phẩm không phải là mới, thế nhưng với việc chăn nuôi khoa học, thực hiện việc phòng trừ dịch bệnh, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Muốn chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao, bà con nên tham khảo những điều sau:
- Về thức ăn: Một trong những tếu tố cần quan tâm nhất trong quá trình chăm sóc dê là nguồn thức ăn và khẩu phần ăn. Những loại thức ăn cho dê phổ biến nhất hiện nay là các loại cỏ, lá cây các loại, các loại đậu, rau củ, các thức ăn có tinh bột như khoai, sắn, ngô…, những thực phẩm khác như giá, bã đậu… thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Trong khẩu phần ăn của dê, thức ăn thô chiếm khoảng từ 55 đến 70%, còn lại là thức ăn tinh.
Muốn dê nhanh lớn bà con cần quan tâm đến nhóm thức ăn thô có vai trò cung cấp năng lượng, là yếu tố bảo đảm cho dạ cỏ hoạt động hoạt động bình thường. Thức ăn thô xanh gồm cỏ mọc tự nhiên, dây lang, mía, lá sắn, thân cây ngô các loại lá cây ăn quả như mít, chuối… và lá một số loại cây chứa nhiều độc tố, cay, đắng như lá xoan, lá xà cừ, lá chàm tai tượng… Thức ăn thô khô gồm cỏ khô, rơm lúa… Thức ăn củ quả gồm sắn, khoai lang, củ cải, bầu bí.
- Về lượng nước cần dùng: Lưu ý mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần đến 5 lít/ngày.
- Về vệ sinh chuồng trại: Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh.
- Kiểm tra dê thường xuyên: Với dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.
- Viêm vắc-xin phòng bệnh: Tiêm vắc-xin phòng bệnh là một biện pháp an toàn giúp vật nuôi ít mắc bệnh. Các bạn nên tiêm vắc-xin cho dê theo định kì, theo lứa tuổi dê. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
+ Tiêm phòng bệnh đậu: Liều lượng sử dụng: 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.
+ Phòng bệnh tụ huyết trùng: Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Tiêm định kỳ 2 lần/năm.
+ Phòng bệnh lở mồm long móng: Tiêm với liều 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt. Chủng mũi đầu tiên lúc 4 tháng tuổi; Chủng tăng cường: 9 tháng sau mũi đầu tiên; Tái chủng: Cứ 12 tháng chủng lại. Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương.
+ Phòng bệnh viêm ruột hoại tử: Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê. Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9. Sau 2 tuần có miễn dịch, theo Dân tộc và Phát triển.
Để dê phát triển khỏe mạnh, bà con nông dân cần xây dựng diện tích chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi, mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2. Hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Ngoài ra, độ cao của chuồng khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm. Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước. Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre.
Trúc Chi (t/h)