Anh nông dân đút túi 4 tỷ đồng nhờ nuôi con "to bự" quen thuộc

Chia sẻ Facebook
29/03/2024 07:30:51

Nhờ chăm chỉ làm nông theo mô hình độc đáo, một anh nông dân ở Ninh Bình nhẹ nhàng đút túi 4 tỷ đồng khiến nhiều người đến học hỏi.

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều nông dân có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, nhiều đóng góp trong công tác xã hội. Trong những gương mặt xuất sắc "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023", anh Bùi Đức Thịnh ở Ninh Bình thu hút sự chú ý của nhiều người khi áp dụng chuyển đổi số trong nuôi cá nước ngọt và trồng cây ăn quả trên diện tích 2,6 ha để hàng năm doanh thu gần 4 tỷ đồng.

Anh nông dân Bùi Đức Thịnh là 1 trong 100 nông dân tiêu biểu nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023". Ảnh: Báo Dân Việt.

Với mong muốn làm giàu tại quê hương, anh Thịnh này đã có bước đi đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vẫn là khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp nhưng anh nông dân này đã lựa chọn áp dụng chuyển đổi số, thay đổi tư duy nuôi cá nước ngọt theo kiểu truyền thống trước kia.

Chỉ với những loài cá quen thuộc, anh Thịnh thiết kế mô hình chăn nuôi theo kiểu độc đáo. Cụ thể ao được thiết kế theo kiểu ao nổi, láng xi măng, với đầy đủ hệ thống máy bơm, sục khí, đẩy nước, máy bắn thức ăn…tất cả được kết nối với hệ thống điều khiển tự động, có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh.

Những con cá to có giá khá đắt đỏ. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhờ phương pháp độc lạ có "1-0-2" này anh Thịnh, áp dụng chuyển đổi số hay số hóa vào nuôi con cá ở đây là việc sử dụng máng ăn nuôi cá tự động. Mặc dù đứng từ xa nhưng chỉ cần một cái điện thoại thông minh và cài đặt phần mềm anh Thịnh có thể điều khiển cho đàn cá ăn đúng giờ, đúng số lượng…tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Không chỉ, dưới ao nuôi cá còn lắp đặt thêm hệ thống tạo oxy cho đàn cá, khi thu hoạch cá có máy cẩu, tời tiện giảm được nhiều thời gian, công sức.

Sau thời gian ngắn đưa vào vận dụng gia trung bình cứ 7-9 tháng, gia đình anh Thịnh thu hoạch 1 lứa cá (chủ yếu là trắm, chép, mè,…), sản lượng gần 70 tấn, giá bán 60.000 đồng/kg. Vì thế đem lại doanh thu cho gia đình gần 4 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 700-800 triệu đồng/năm.

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tổ chức cho hơn 100 cán bộ, hội viên, nông dân các xã đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi cá nước ngọt của gia đình anh Thịnh. Ảnh: Báo Dân Việt.


Tiết lộ về bí quyết làm giàu với báo Dân Việt, anh Thịnh cho hay, ở địa phương anh là một trong những nông dân tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Khi khởi nghiệp thành công, có bao nhiêu kinh nghiệm, anh nông dân này đều truyền dạy hết cho bà con. Điều đáng nói, đối với những hộ khó khăn anh Thịnh còn hỗ trợ về giống, vốn sản xuất.

Anh nông dân "hốt bạc" nhờ trồng nuôi cá theo kiểu lạ.

Nói thêm về cơ duyên nuôi cá trong bể xi măng, anh Thịnh cho hay, năm 2015, anh cùng một số nông dân khác thành lập nên Hợp tác xã dịch vụ, thương mại và nuôi trồng thủy sản Gia Hòa để hỗ trợ nhau làm ăn, chia sẻ kỹ thuật. Đặc biệt, kết nối với các doanh nghiệp trong việc cung ứng cám, thuốc thú y thủy sản cũng như tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế cho các thành viên.


Mách bà con cách nuôi cá trong bể xi măng

Những năm gần đây nhiều nông dân lựa chọn nuôi cá trong bể xi măng đem mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá, tuy nhiên người nuôi cá lại chủ động được môi trường sống, quản lý thức ăn và bệnh dịch cũng như vấn đề vệ sinh môi trường sống cho cá. Hạn chế được tác động của các điều kiện ngoại cảnh. Đây là hướng đi đã được áp dụng từ lâu và đem lại hiệu quả nuôi trồng cao, phù hợp cho các hộ chăn nuôi còn hạn chế về diện tích đất, không có ao nuôi…

– Nuôi cá rô đồng trong bể xi măng: Cá rô là loài cá sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Thịt cá rô thường béo, thơm, dai và ngon. Ngoài ra giá trị kinh tế và dinh rất cao, đồng thời cá rô ít gặp các loại bệnh lý.

– Nuôi cá chép trong bể xi măng: Đây là một trong những loài cá nước ngọt có thể sống được ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần thì chúng phù hợp với môi trường nước rộng có dòng nước chảy chậm và có nhiều rong, rêu ví dụ như nuôi trong hồ hoặc bể xi măng. Vì vậy nếu chưa biết nuôi cá gì trong bể xi măng thì bạn hãy mạnh dạn chọn nuôi cá chép, sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi.

– Nuôi cá basa trong bể xi măng: Cá basa là giống cá da trơn, thịt thơm ngon, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, vì thế mà Việt Nam chuyên xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhất là nước Mỹ. Nuôi cá basa đem lại lợi nhuận kinh tế cao giúp bà con cải thiện đời sống, và cũng là loại cá nước ngọt xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai. Chính vì thế, nuôi cá basa trong hồ xi măng là lựa chọn và hướng đi mới của bà con nông dân.

– Nuôi cá lóc trong bể xi măng: Nếu còn đang phân vân chọn nuôi cá gì trong bể xi măng thì bạn đừng nên bỏ qua cá lóc. Cá lóc hay còn gọi là cá quả, có thể sống ở các môi trường nước mật độ oxy thấp, thường sống trong môi trường nước ngọt. Chúng sinh sống ở độ từ 0-30 m, nhất là trong các sông, suối, ao, hồ và có thể trong các hồ nuôi cá nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.

– Nuôi cá cảnh trong bể xi măng: cách nuôi rất đơn giản, có thể tận dụng và xây dựng hệ thủy sinh trong bể bằng những loại rong bèo dễ kiếm. Đồng thời nuôi trong bể xi măng cũng giúp cá khỏe mạnh và phát triển tốt trong môi trường sinh thái tốt.

– Nuôi cá trê trong bể xi măng : Ngoài cá trê lai thì bạn có thể nuôi cá trê phi hoặc cá trê vàng trong bể, hồ xi măng. Cá trê lai có đặc điểm là thích ứng rộng rãi với nhiều môi trường nước khác nhau. Bên cạnh đó, cá trê lai sống được trong môi trường nước với hàm lượng oxy khá thấp. Cá trê sinh trưởng khá nhanh lại ít bệnh. Bạn có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá rô phi, rô ta…

Trước khi tiến hành nuôi cá, bà con lưu ý xử lý bể cá rất quan trọng. Bởi lớp váng xi măng trên mặt bể nếu không được xử lý sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến hô hấp của cá.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook