Anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh (Bé Đi): "Đi bất kỳ đâu Tổ quốc cần"

Chia sẻ Facebook
19/07/2022 16:11:43

Bé Đi tham gia Cách mạng khi mới 12 tuổi, từng bị Toà xử vắng mặt, tuyên án 10 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ...


Tôi là Ngô Tùng Chinh. Bí danh là Bé Đi. “Bé” vì còn nhỏ, “Đi” có nghĩa là đi đến bất kỳ đâu Tổ quốc cần, tổ chức phân công và sẵn sàng hy sinh để cho cuộc đấu tranh thắng lợi!

Anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh.

Anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh - người có bí danh "Bé Đi" là nhân vật thứ 5 của chương trình "Những anh hùng thế kỷ XX". Và câu chuyện về ông thực sự sẽ mang đến nhiều cảm xúc, nhiều suy ngẫm - với không chỉ những người thuộc thế hệ ông, thế hệ kế tiếp mà với cả thế hệ trẻ của ngày hôm nay.

Anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh cho biết ông bắt đầu cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình khi còn rất ít tuổi - ở tuổi 12. Lúc đó, công việc ông làm là giao liên nội thành. Cho đến năm 1967, đau xót trước sự hy sinh của người anh thứ 3, “bé Đi” đã xin chuyển qua làm biệt động của Thành đoàn, trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả nợ nước, trả thù nhà.

"Mình thấy bọn Mỹ, Nguỵ nó xâm lược, mình phải tham gia để đập tan nó, đánh đuổi nó đi để giành độc lập dân tộc"

Chỉ trong 2 năm, từ 1967 – 1969, "Bé Đi" đã tiếp nhận và vận chuyển 20 đợt vũ khí, trực tiếp chiến đấu trong 8 trận, cùng đồng đội tham gia 4 trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Năm 1967, Bé Đi bị bắt và giam giữ ở Chí Hoà. Lúc này, "Bé Đi" 15 tuổi và tại đây, cậu bé 15 tuổi ấy đã phát động phong trào chống án ngay tại tòa bằng những lời đối chất sắc sảo.


Tôi ra đây không phải để các ông hỏi cung. Tôi là chiến sĩ Cách mạng, ra đây các ông cứ xử.

"Bé Đi" nói khi bị bắt và bị tra hỏi.

Thưa quý tòa, hôm nay có một em thiếu nhi, nhưng đứng trước tòa em tỏ ra mình là một cán bộ Cộng sản cứng cựa, đề nghị tòa xử đích đáng

"Nghe vậy mình đứng dậy ngay, giơ tay lên nói: Không, tôi xin ý kiến. Tôi chưa phải là Đảng viên Đảng Cộng sản, tôi đang phấn đấu để  trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản để đủ tầm, đủ lực, đủ  sức để tiêu diệt bọn Mỹ Ngụy" - anh hùng Ngô Tùng Chinh kể tiếp - "Lúc đó, bọn quân cảnh ào đánh tại chỗ, đánh tới tấp. Người có mặt ở phiên tòa xử đều la lên: Đả đảo đàn áp, đả đảo Mỹ Ngụy… từ đó tạo ra cuộc đấu tranh không ra tòa xử nữa".


TỰ MỔ BỤNG...

Thế nhưng tại đây, một lần nữa Bé Đi cùng các người Bạn tù Côn Đảo, Chí Hòa, Đà Nẵng, kiên quyết bảo vệ khí tiết, chống chào cờ, chống đàn áp, đòi quyền dân sinh, dân chủ... Trước những đòn đàn áp ngày càng dã man, những chiến sĩ tuổi 15 quyết định sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt nhất: tự mổ bụng.

"Nó đàn áp mình để bắt mình đưa vào xà lim, những lúc đó mình sẽ mổ bụng để phản đối" - anh hùng Ngô Tùng Chinh kể lại quyết định đầy quyết liệt và táo bạo của ông khi ở tuổi 15.

"Quan điểm chung của Đảng chỉ đạo là mình gây áp lực cho bọn địch để bọn chúng đáp ứng những yêu cầu của mình chứ không phải để chết, để hy sinh" - anh hùng Phạm Tùng Chinh nói tiếp - "Nhưng khi mình đấu tranh bằng cách mổ bụng thì mình sẵn sàng hy sinh nếu như trong trận chiến đấu đó hy sinh để góp phần giành độc lập tự do".

Trong hai năm, tinh thần bất khuất, chấp nhận gian khổ, hy sinh của những chiến sĩ nhỏ đã làm chùn những bàn tay tàn bạo. Tháng 6 năm 1973, nhà lao phải giải tán.


TRẬN ĐÁNH TẠI TY CHIÊU HỒI 1968 GÂY RÚNG ĐỘNG...

Nói đến cuộc đời hoạt động của anh hùng Ngô Tùng Chinh ở thuở niên thiếu thì một trong những chiến tích không thể không nhắc đến chính là trận đánh tại Ty chiêu hồi vào tháng 11 năm 1968 đã làm rúng động chính quyền Sài Gòn. Khi trận đánh này được thực hiện, Bé Đi mới chỉ vào làm biệt động Thành đoàn được một năm.

Nhớ lại trận đánh năm ấy, anh hùng Ngô Tùng Chinh nói: "Chị Tư Kiên giả làm nữ sinh, đi vào cổng, đặt chiếc xe máy đúng lúc 7 giờ kém 5. Mình nghiên cứu, đánh cái bùm thì trong 2 phút bọn địch sẽ hoảng hồn chạy ra cổng. Khi đó, trái thứ 2 sẽ từ cổng thảy vô".

"Tất cả nổ banh hết - đúng như ý đồ kịch bản" - anh hùng Ngô Tùng Chinh nói tiếp - "Nên mình tiêu diệt được 10 tên, làm 16 tên bị thương".

Giờ đây, khi gần 50 năm trôi qua, Bé Đi giờ đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn nhớ như in những ký ức gian khổ mà vẻ vang thời tuổi trẻ của mình. Rất nhiều kỷ vật vẫn được ông giữ gìn cẩn thận cho đến bây giờ. Những kỷ vật ấy không chỉ thiêng liêng, có giá trị với ông mà chúng - cùng những câu chuyện về anh hùng Bé Đi, đã và sẽ mãi là nguồn động lực cho thế hệ trẻ hôm nay.

Anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh.

" Những anh hùng thế kỷ XX " sẽ được phát sóng trên chương trình Chuyển động 24h và các nền tảng số của VTV Digital bắt đầu từ ngày 15/

Chia sẻ Facebook