Ăn mướp đắng vào mùa hè có nhiều lợi ích nhưng cũng có thể đem đến 5 tác dụng phụ
Ăn mướp đắng vào mùa hè có nhiều lợi ích nhưng cũng có thể đem đến 5 tác dụng phụ
Mướp đắng là một trong những loại rau đặc biệt nhất ở nước ta. Mặc dù có vị đắng nhưng lại được yêu thích vì chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như axit folic, phốt pho, mangan, magiê và kẽm.
5 tác dụng phụ của việc ăn nhiều mướp đắng
1. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tỳ vị và dạ dày
Vì mướp đắng là thực phẩm có tính lạnh, nếu ăn trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu hụt của tỳ vị và dạ dày, ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy tốt nhất những người tỳ vị yếu, dạ dày yếu nên ăn ít mướp đắng.
2. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi
Vào mùa hè, ánh nắng tương đối gay gắt, hàm lượng vitamin D trong tia cực tím cũng rất cao vì thế chúng ta cần bổ sung lượng canxi hợp lý để bảo vệ cơ thể trước tác động của ánh nắng mặt trời.
Trong khi đó, mướp đắng chứa nhiều axit oxalic. Việc bổ sung quá nhiều axit oxalic vào cơ thể cũng dễ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Hơn nữa, sự kết hợp giữa canxi và axit oxalic dễ hình thành sỏi, có ảnh hưởng xấu đến thận. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
3. Làm trầm trọng thêm chứng đau bụng kinh
Do mướp đắng là thực phẩm có tính mát, còn tử cung của phụ nữ là cơ quan ưa ấm nên không phù hợp để tiêu thụ trong kỳ kinh nguyệt, sẽ khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Gây tiêu chảy
Bản thân mướp đắng là một loại thực phẩm có tính lạnh, cộng thêm trong đó có nhiều axit oxalic, nếu ăn nhiều mướp đắng trong thời gian dài sẽ dễ gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ăn nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, kích thích việc đại tiện nhiều không kiểm soát.
5. Sảy thai
Tác dụng phụ tồi tệ nhất của mướp đắng gây ra cho phụ nữ mang thai là đe dọa sẩy thai hoặc sinh sớm. Điều này là do mướp đắng kích thích tử cung, gây ra chảy máu, co thắt tử cung. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý khi tiêu thụ mướp đắng trong thời kỳ bầu bí.
Tiêu thụ mướp đắng như thế nào là hợp lý?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, mướp đắng sẽ phát huy được tác dụng khi ăn điều độ. Mỗi người lớn có thể ăn 2 quả/ngày, nhưng không nên ăn quá 4 lần/tuần.
Mướp đắng ngoài nấu canh, xào, luộc thì có thể làm theo những cách sau đây để trị bệnh:
- Giải nhiệt, tiêu đờm, mát máu, nhuận tràng: Lấy quả mướp đắng tươi dùng ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, sẽ có hiệu quả.
- Trị sốt, khô miệng, viêm họng hầu: Dùng 15-30 quả mướp đắng đem đi sắc lấy nước uống.
- Bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Dùng quả mướp đắng đã chín, đem đi sắc lấy nước uống sẽ thấy có hiệu quả.
- Chữa viêm họng : Lượng hạt mướp đắng đủ dùng, nhai rồi nuốt lấy nước.
- Chữa TE đầu khô sùi vảy trắng: Lấy 1 quả mướp đắng nguyên hạt, đem đi giã nhuyễn, lấy nước bôi, sau khi đã gội đầu bằng nước lá đào.
(Nguồn: Bolds, Sohu)