Ẩn mình giữa làng mốt, 3 hãng túi hiệu cao cấp với hành tung bí hiểm này đã và đang mê hoặc khá nhiều người trẻ
Không ''khua chiêng gõ trống'' mỗi khi xuất hiện, nhưng cả 3 hãng túi hiệu tưởng như chỉ... dành cho người lớn tuổi này, lại được giới trẻ hết mực tôn sùng.
Để tiếp cận và thuyết phục được lòng tin từ mọi đối tượng khách hàng, các thương hiệu cao cấp cần tới sự trợ lực của sức mạnh truyền thông, thay vì chỉ dựa vào phương thức tiếp thị truyền miệng thông thường. Nhiều thương hiệu chi tiền tấn, tiền tỷ nhằm đẩy mạnh hiệu quả truyền thông lên tới mức cực đại và đưa danh tiếng bay xa muôn nơi.
Biệt đãi cho "nàng thơ'' Chanel: Jennie được cưng hết mức nhưng liệu có nhiều đặc quyền như Kristen Stewart?
Bên cạnh đó, không ít nhà mốt vì hướng đi và triết lý kinh doanh riêng, mà từ chối đầu tư tiền bạc vào chiến lược tiếp thị hiệu quả trên. Goyard, Delvaux và Stalvey được coi là 3 trong số những nhãn hàng thuộc phân khúc cao cấp mê hoặc con tim giới mộ điệu, dù rằng luôn chọn cách ẩn mình giữa làng thời trang nhộn nhịp. Và đặc biệt, họ thu hút sự chú ý của khá nhiều người trẻ, dù thiết kế được cho là khá... "già".
Goyard
Ra đời từ thế kỷ 18, Goyard của xứ Paris là biểu tượng cho sự nhẹ nhàng, thanh lịch mà đẳng cấp. Không phủ sóng tràn lan, Goyard được gọi bằng biệt danh hoa mỹ: ''Sự huyền diệu của lặng im''. Xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 và được thành lập bởi gia đình Maison - chuyên sản xuất và cung cấp các phụ kiện như hộp, rương đựng quần áo và hành lý. Không lâu sau, hương hiệu dần nổi tiếng và được tầng lớp trung lưu, thượng lưu Paris ưa chuộng.
Những khách hàng của của Goyard bao gồm họa sỹ Pablo Picasso, Coco Chanel, Karl Lagerfeld, Jacques Cartier, nhà văn Arthur Conan Doyle... Chưa hết, Wallis Simpson, Công nương xứ Windsor (Anh) cũng được biết tới bởi việc sở hữu bộ sưu tập Goyard đồ sộ, từ phụ kiện thú cưng đến chiếc rương chứa 150 đôi giày. Có thể nói, chính hướng đi chú trọng chất lượng và tính sáng tạo của sản phẩm, bỏ qua việc sản xuất số lượng lớn, đã đã đưa Goyard tới địa vị độc tôn của thương hiệu mang phong cách cá nhân hoá.
Stalvey
Là một thương hiệu còn khá trẻ do nhà thiết kế Jason Stalvey sáng lập, nhà mốt Stalvey ban đầu hợp tác với Barneys New York để tung ra dòng túi xách xa xỉ 100% thủ công, pha trộn vẻ đẹp cổ điển với thời trang đường phố. Thương hiệu được biết đến nhiều nhất với những chiếc túi xách cổ điển từ da thằn lằn, da cá sấu và đà điểu. Một trong những phong cách mang tính biểu tượng nhất trong bộ sưu tập là mũ lưỡi trai cá sấu, là hình ảnh thu nhỏ đặc trưng của thương hiệu bắt nguồn từ phong cách đường phố và vẻ ngoài sang trọng. Bộ sưu tập được sản xuất tại các xưởng sản xuất hàng đầu ở Mỹ và Ý.
Chỉ trong một thời gian ngắn, túi xách Stalvey được Beyoncé, Rihanna, Ariana Grande, Jennifer Lopez, Kylie Jenner... ưa thích . Thương hiệu cũng được các tạp chí như Vogue, W Magazine, ELLE, Harper’s Bazaar... liên tục vinh danh và hợp tác trong các chiến dịch khác nhau.
Delvaux
Thậm chí cón xuất hiện trước cả Goyard, đó chính là Delvaux. Được thành lập năm 1929 bởi Charles Delvaux, thương hiệu lâu đời này có cửa hàng đầu tiêntại thành phố Brussels (Bỉ). Các sản phẩm đầu tiên của hãng cũng là rương da du lịch. Năm 1875, người ta đổ xô đi tìm mua rương của Delvaux cho những chuyến đi. Vì chất lượng của hãng, năm 1883, Delvaux trở thành nhà cung cấp phụ kiện da thuộc chính thức của Hoàng gia Bỉ.
Với lịch sử gần hai thế kỷ, Delvaux đã sống sót qua nhiều giai đoạn thăng trầm khi tái sinh từ bờ vực diệt vong. Giám đốc sáng tạo Veronique Branquinho cho rằng, sự hiện đại và tính hài hước, cũng như kỹ thuật thủ công thượng thừa đã đem trới cho Delvaux sự thành công như hiện tại. Mọi sản phẩm của hãng được làm thủ công từ chất liệu da cao cấp. Giám đốc nghệ thuật Christina Zeller đã sáng tạo thêm những chi tiết như móc khóa, đuôi lông thú đính kèm… khiến mỗi chiếc túi trở nên hấp dẫn và khác biệt. Ngoài ra, hãng này còn có những phiên bản thiết kế độc quyền với dòng Couture.
Sau khi được liên tục đổi mới, phong cách hiện tại của hãng chính là Surrealism - trào lưu nghệ thuật siêu thực. Được hình thành từ Bỉ, vốn là cái nôi của Surrealism, thương hiệu Delvaux không ngần ngại đưa chất siêu thực hóm hỉnh vào sản phẩm nhằm quảng bá văn hoá nước nhà. Dòng túi Tempete GM Autruche làm từ da đà điểu của được coi giá 18.300 USD (khoảng 420 triệu đồng).
Ảnh: Tổng hợp