Ăn khuya hay để bụng đói đi ngủ, cái nào nguy hại hơn?

Chia sẻ Facebook
08/10/2022 08:01:02

Ăn khuya hay để bụng đói đi ngủ, cái nào nguy hại hơn?

Những người đi làm thêm đến tối muộn thường cảm thấy đói và muốn ăn khuya. Vậy theo quan điểm sức khỏe, ăn khuya sau khi làm thêm giờ hay để bụng đói đi ngủ, cái nào nguy hiểm hơn?

Đối với bữa tối phụ trước khi đi ngủ, hãy chọn thứ gì đó nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như một đĩa mì rau nhỏ. (Ảnh: Kravtzov/ Shutterstock)


Người xưa xem một bữa sáng đủ chất là rất quan trọng. Đặc biệt cũng chú ý đến vấn đề giấc ngủ, nếu đi ngủ sớm và dậy sớm thì cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn, do đó khi thức dậy sẽ không cảm thấy đói. Tuy nhiên, người hiện đại ăn uống thất thường, hay bỏ bữa sáng, còn bữa tối thì tùy theo có làm thêm giờ hay không, bởi vậy thời gian ăn tối cũng không khoa học. Khi ăn tối muộn, bữa sáng hôm sau lại bỏ qua, cứ như vậy khoảng cách giữa các bữa sẽ là quá dài. Điều này làm phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể.


Nếu để dạ dày trống thời gian lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch mật và hình thành sỏi. Dạ dày khi thì quá đói, khi lại quá no, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Từ góc độ xã hội mà xét, mặc dù bây giờ khoa học kỹ thuật phát triển vô cùng nhanh, nhịp sống của con người cũng tăng lên kéo theo sự phát sinh của đủ loại vi khuẩn khó chữa, dưới áp lực kép của stress và vi khuẩn thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày.


Vậy ăn khuya trước khi ngủ hay để đói bụng, loại nào nguy hại lớn hơn?

Thường xuyên ăn khuya cơ thể có thể gặp phải nhiều vấn đề


Những người thường xuyên ăn vặt vào đêm khuya có thể bị khó tiêu, tăng lipid máu, thừa dinh dưỡng, tăng cân, mất ngủ và tế bào não bị tổn thương.


Chúng ta đều biết rằng khi cơ thể hoạt động, thức ăn sẽ được hấp thụ tốt hơn. Nhưng vào buổi tối hầu hết thời gian là ngồi hoặc nằm, như vậy quá trình tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là lipid và đường bị phân hủy diễn ra rất chậm, nó gây nên tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng trong cơ thể và làm tăng lipid máu. Khi dạ dày đang phân hủy thức ăn, không có thời gian để phục hồi màng nhầy, một khi có quá nhiều thức ăn và dịch tụy không được thải ra ngoài thuận lợi thì có thể bị viêm tụy.


Khi bữa ăn tối có một món ngon lành, chúng ta thường không thể kìm lại mà ăn thêm một chút nữa. Sau khi ăn no, lại chỉ muốn nằm xuống và nghỉ ngơi. Điều này khó tránh khỏi tình trạng tăng cân sau những bữa ăn như thế.


Còn có một số người thức khuya là vì học tập và làm việc nhưng sau khi ăn khuya thì lại cảm thấy buồn ngủ, trí nhớ giảm sút. Điều này là do lưu lượng máu đã thay đổi, máu sẽ tập chung tuần hoàn nhiều ở dạ dày còn não thì ít hơn, và các tế bào não rất dễ bị tổn thương trong môi trường thiếu máu cục bộ như vậy.

Những người đi ngủ khi bụng đói cũng sẽ gặp một số rắc rối


Những người ngủ khi bụng đói cũng sẽ gặp phải những rắc rối sau, chẳng hạn như gây ra các vấn đề về dạ dày, khó ngủ, cáu kỉnh hay là ăn sáng quá nhiều.


Khi bụng đói thường sôi thành tiếng ‘ùng ục’ , nếu không ăn sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị dịch vị đốt cháy gây đau đớn, nhất là đối với những người bị bệnh dạ dày. Cho dù đã hơn 10 giờ kể từ bữa ăn cuối cùng, nhưng nếu cảm thấy đói, bạn nên bổ sung một số thực phẩm càng sớm càng tốt.


Rất khó để đi vào giấc ngủ trong tình trạng đói, lúc này tâm trạng trở nên cáu kỉnh, và ngày hôm sau thức dậy với tâm trạng tồi tệ, hơn nữa sẽ ăn rất nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao để bù vào chỗ trống đêm qua.


Nhưng so sánh mặt lợi hại của cả hai vấn đề chúng ta thấy rằng, ăn tối vẫn có hại hơn. Thế nhưng ăn cũng không được, không ăn cũng không được, vậy thì phải làm sao? Chẳng lẽ ăn một miếng vào bữa tối cũng không thể? Thật ra điều quan trọng là phải xem loại thực phẩm bạn lựa chọn là gì, nếu đó là một số loại thực phẩm lành mạnh, ít ảnh hưởng đến cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể ăn một chút. Một gợi ý cho bạn chính là hãy lựa chọn sữa yến mạch.

Đối với bữa tối trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng hai lát bánh mì nướng với nước mật ong hoặc sữa. (Ảnh: Pinkyone/ Shutterstock)


Hãy chọn các loại thức ăn nhạt để có thể tiêu hóa nhanh, chẳng hạn như mì gạo hoặc ngũ cốc. Bạn có thể ăn một bát mì nhỏ, cháo nhiều hạt, hoặc cũng có thể ăn hai lát bánh mì nướng với nước mật ong hay sữa. Việc ăn bún gạo cũng dễ tiêu, nói chung sau nửa tiếng sẽ không bị căng bụng và không ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn cũng có thể ăn no bảy phần rồi uống vài ngụm nước.


Chuối, táo, kiwi, thanh long và các loại trái cây khác cũng rất tốt, chúng vừa ngọt, vừa ngon, vừa bổ sung vitamin lại giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp.

Người bị dạ dày có nên ăn gì vào bữa tối hay không?


Người bị bệnh dạ dày không nên để bụng đói, nếu hôm đó bận công việc không có thời gian ăn uống đầy đủ, bạn có thể ăn bánh quy, sữa và bánh mì nhỏ để lót dạ trước. Khi kết thúc công việc thì nhanh chóng ăn tối ngay, giữ ít nhất khoảng cách 2 giờ giữa thời gian ăn và ngủ.


Hãy đi ngủ sớm vào buổi tối, không nên ăn vặt đêm khuya, nếu bạn luôn ngủ quá muộn thì dù có ăn đồ khuya lành mạnh thì bạn vẫn sẽ rất dễ tăng cân sau một thời gian dài. Tốt hơn hết là nên sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.


Liên Tâm/ Vision Times

Món súp rau giúp bệnh nhân ung thư có thêm 30% cơ hội phục hồi

Món súp rau giúp tăng cường miễn dịch, chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giúp bệnh nhân ung thư có thêm 30% cơ hội phục hồi.

Chia sẻ Facebook