Ăn dứa rất tốt nhưng chúng cũng có thể gây ra cho cơ thể 4 tác dụng phụ sau đây
Có thể thấy, dứa vô cùng tốt cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Tuy nhiên, việc ăn dứa quá nhiều có thể khiến bạn phải đối mặt với 4 tác dụng phụ sau đây.
Chuyên gia dinh dưỡng Jonathan Valdez, chủ sở hữu của Genki Nutrition và là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng New York cho biết: "Dứa là một nguồn chứa nhiều vitamin C, chất xơ tuyệt vời nhưng lại cực ít calo".
Các enzyme trong dứa được gọi là bromelain giúp làm chậm quá trình đông máu, cũng như tăng sản xuất hồng cầu và bạch cầu, giúp cải thiện lưu lượng máu. Bromelain chứa các đặc tính chống viêm được sử dụng để giảm đau và giảm sưng tấy do bỏng, đau khớp và các bệnh viêm nhiễm khác. Dứa cũng là một nguồn cung cấp mangan dồi dào, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Dứa rất giàu chất chống oxy hóa, chất này bảo vệ tế bào của bạn khỏi các gốc tự do - các hợp chất hóa học có thể đóng một vai trò trong bệnh ung thư và bệnh tim.
Vitamin C trong dứa cũng đem lại vai trò kích thích tổng hợp collagen và cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa, chống lại sự ảnh hưởng của tia UV, có thể giữ cho làn da của bạn săn chắc, ít nếp nhăn hơn và da ít khô do tuổi tác hơn.
4 tác dụng phụ của việc ăn dứa quá nhiều
1. Nó có thể gây ngứa dữ dội, nổi mề đay và sưng tấy
Theo chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans: "Dứa là nguồn cung cấp mủ cao su tự nhiên. Việc ăn dứa quá nhiều hoặc dị ứng với dứa cũng có thể khiến bạn bị nổi mề đay, ngứa dữ dội".
2. Nó có thể gây tiêu chảy và nôn mửa
Mặc dù không phổ biến, nhưng một số người nhạy cảm với bromelain hoặc tiêu thụ quá nhiều dứa cho biết họ đã bị tiêu chảy và bị nôn mửa.
3. Nó có thể gây đau miệng
Do đặc tính của bromelain, ăn quá nhiều dứa có thể khiến miệng, môi và lưỡi của bạn bị đau. Hạn chế ăn dứa hoặc ăn dứa nấu chín có thể giúp bạn hạn chế khỏi tác dụng phụ này.
4. Nó khiến bạn bị ợ nóng
Do dứa có tính axit khá cao, vì thế nếu bạn ăn nhiều dứa có thể gặp tình trạng bị ợ nóng sau khi ăn.
Trong Đông y, quả dứa có vị chua, tính bình, tác dụng nhuận tràng thông tiễn, kiện tỳ chỉ tả, thanh nhiệt giải độc, bổ dưỡng, sinh khát, sinh tân dịch, lợi tiểu.
Quả dứa chứa nhiều axit hữu cơ và enzyme bromelain có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Người đang đói không nên ăn dứa vì các axit hữu cơ này và bromelain trong dứa có thể tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm không nên ăn dứa quá nhiều. Tốt nhất những người đang gặp vấn đề về sức khỏe nên ăn dứa theo chỉ định của bác sĩ.
Dứa là loại quả có vị ngọt vì thế người tiểu đường nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi đưa loại trái cây này vào kế hoạch ăn uống của mình. Nếu bạn đã từng gặp bất kỳ phản ứng nào khi ăn dứa, tốt nhất là không nên thử lại một lần nữa.