Ấn Độ: Vòng sắt khổng lồ rơi xuống từ bầu trời, nghi là mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc
Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự cố thứ hai ghi nhận việc các bộ phận tên lửa của Trung Quốc gặp trục trặc khi đi vào bầu khí quyển của Trái đất.
Các nhà điều tra của cơ quan vũ trụ Ấn Độ cho biết một vòng kim loại có đường kính 2,7 mét và một vật thể hình trụ lớn, cùng với các mảnh vụn khác đã rơi xuống một ngôi làng phía tây Ấn Độ vào đầu tháng 4. Nó nhiều khả năng được tạo ra bởi một tên lửa Trung Quốc đã tan rã khi quay trở lại bầu khí quyền.
Theo một bài đăng trên Facebook của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), các mảnh vỡ trùng hợp với báo cáo về ánh sáng nhấp nháy được nhìn thấy trên bầu trời bang Maharashtra và Madhya Pradesh vào tối ngày 2/4. Bài đăng cho biết thêm rằng một chiếc vòng kim loại và vật thể giống hình trụ đã rơi xuống cánh đồng trống ở làng Pawanpur.
“Chúng tôi đang chuẩn bị một bữa tiệc cộng đồng, thì bầu trời rực sáng với một chiếc đĩa màu đỏ rơi xuống một khu đất trống trong làng",
Times of India. "Mọi người chạy về nhà của họ vì sợ một vụ nổ xảy ra và họ ở trong nhà gần nửa giờ."
Tờ Hindustan Times đưa tin rằng người dân địa phương ở phía đông Maharashtra đã “sốc khi nhìn thấy những quả cầu kim loại và vòng kim loại từ trên trời rơi xuống” , một trnog những quả cầu sau đó được xác định có đường kính hơn 3 mét. Trong một dòng tweet vào ngày 3/4, chuyên gia về tàu vũ trụ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết chiếc vòng kim loại “phù hợp với việc là một phần của thùng nhiên liệu giai đoạn ba CZ-3B” thuộc tên lửa Long March 3B của Trung Quốc.
Giai đoạn thứ ba của tên lửa nói trên, được phóng vào ngày 4/2/2021, dự kiến sẽ quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất vào đầu tháng 4, ông McDowell cho biết. Hơn nữa, các video được quay vào cùng đêm cho thấy các mảnh vỡ vũ trụ đã bay tới phía trên Ấn Độ. Giới chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Các mảnh vỡ trên hiện đang bị "giam giữ" tại một đồn cảnh sát địa phương ở Sindewahi và các quan chức chính phủ Ấn Độ đã tới kiểm tra chúng. Theo các chuyên gia, sau khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm, họ sẽ tìm ra được loại nhiên liệu nào đã được bơm vào bên trong các thùng nhiên liệu, từ đó có cơ sở về nguồn gốc của chúng một cách chính xác.
Các nhà khoa học cho biết báo cáo đầy đủ sẽ được đệ trình vào tuần tới, nhưng cuộc điều tra sơ bộ đã cho thấy các mảnh vỡ có nguồn gốc từ tên lửa Long March của Trung Quốc phóng vào năm ngoái. Nếu được xác nhận, điều đó sẽ đánh dấu lần thứ hai trong năm một tên lửa của Trung Quốc đã quay trở lại Trái đất một cách "vô tổ chức" và không được kiểm soát.
Vào tháng 4 năm 2021, một tầng lõi 23 tấn của tên lửa Long March 5B của Trung Quốc đã vô tình đi vào quỹ đạo thấp của Trái đất trong quá trình phóng, dẫn đến việc tái nhập không kiểm soát và gây ra một vụ rơi (vô hại) xuống khu vực biển của Ấn Độ vào ngày 9/5. Trước đó vào vào năm 2020, các mảnh vỡ của một tên lửa Long March 5B cũng đã gây hư hại các tòa nhà ở Bờ Biển Ngà, rất may là không có trường hợp thương tích nào được báo cáo.
Tham khảo Gizmodo