Ấn Độ Dương có thể là 'gót chân Achilles' của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan?

Chia sẻ Facebook
22/12/2023 08:05:42

Báo cáo của Lầu Năm góc nêu, trong ngôn ngữ được sử dụng lần đầu trong năm nay, rằng Trung Quốc vẫn có “ít khả năng thể hiện sức mạnh” trên Ấn Độ Dương.

Nguồn hình ảnh, ReutersChụp lại hình ảnh, Đảo Diego Garcia, thuộc quần đảo Chagos và nơi đặt một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ trên Ấn Độ Dương

17 tháng 12 2023

Hàng năm, gần 60 tàu chở đầy dầu đi lại giữa Vịnh Ba Tư và các cảng của Trung Quốc, chuyên chở gần 50% sản lượng dầu cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo một

phân tích

của Reuters.

Sau khi đi vào Biển Đông, những con tàu này phải di chuyển qua vùng hải phận đang ngày càng bị Trung Quốc gia tăng sức kiểm soát quân sự, từ các bộ pin tên lửa, đường băng tại những căn cứ trên các hòn đảo tranh chấp, cho đến những tàu khu trục Loại 055.

Nhưng khi đi qua Ấn Độ Dương, cùng với những tàu từ châu Phi và Brazil hướng đến Trung Quốc, những tàu dầu này thiếu sự bảo vệ trong vùng hải quân mà Mỹ thống trị.

Một nhóm các quan chức và học giả quân sự cho biết rằng những yếu điểm của Trung Quốc đang bị theo dõi chặt chẽ, trong bối cảnh các nhà chiến lược quân sự và học thuật của Phương Tây cẩn trọng đưa ra các kịch bản về một cuộc xung đột có thể xảy ra hoặc leo thang với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan, hoặc các nơi nào khác ở Đông Á.

Trong một cuộc chiến tranh lớn, các tàu chở dầu của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương "sẽ rất dễ bị rơi vào thế yếu hơn", David Brewster, một nhà nghiên cứu an ninh từ Đại học Quốc gia Úc nhận định.

"Các tàu hải quân của Trung Quốc sẽ dễ bị rơi vào bẫy trên Ấn Độ Dương ... và nhận được ít hoặc không có sự hỗ trợ nào từ không quân, bởi vì không có căn cứ hoặc cơ sở hạ tầng của chính Trung Quốc mà quốc gia này có thể dựa vào."

Bốn phái viên và tám nhà phân tích nắm các cuộc thảo luận tại những thủ đô ở những nước Phương Tây và châu Á, một số người trả lời Reuters trong điều kiện ẩn danh, khi thảo luận một chủ đề nhạy cảm, cho biết những điểm yếu vốn đã hiện hữu trong khoảng thời gian dài, đã mang đến cho các đối thủ của Trung Quốc một lựa chọn về nấc thang leo thang mới, đặc biệt khi xảy ra cuộc xung đột toàn diện, như cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine.

Những kịch bản này từ các hoạt động xâm hại và đánh chặn việc tàu Trung Quốc di chuyển, có thể làm chệch hướng những tàu hải quân của Trung Quốc trong khu vực, cho đến ngăn chặn và hơn thế nữa.

Trong một cuộc chiến tranh toàn diện, các tàu chở dầu - có thể chuyên chở đến hai triệu thùng dầu - sẽ là một mục tiêu ‘hấp dẫn’ để bị đánh chìm hoặc bắt giữ, cho thấy những hành động tác chiến hải quân của thế kỷ qua, theo đó những bên tham chiến nhắm vào nguồn lực kinh tế của kẻ thù, ba nhà phân tích nói với Reuters.

Các lựa chọn này có thể được dùng để khiến ngăn cản Trung Quốc tiến hành hành động, hoặc sau đó nhằm đẩy cao những cái giá phải trả nếu xâm lược Đài Loan.

Những chuyên gia này nói việc những yếu điểm này có thể thay đổi những tính toán của Bắc Kinh đối với Đài Loan như thế nào, dường như trở nên ít rõ rệt hơn.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không phản hồi trước các câu hỏi về lập trường về Ấn Độ Dương của Reuters.

Các chiến lược gia người Trung Quốc cũng hiểu vấn đề nhưng cuối cùng bất kỳ quyết định tiến hành một hành động quân sự sẽ do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra, theo các tài liệu từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) và những quan chức về hưu cho Reuters biết.

Mỹ mở rộng căn cứ ở Philippines hoàn thành vòng vây Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tàu neo đậu tại đảo Bukhom của Singapore vào năm 2014

Tập Cận Bình đã chỉ đạo PLA chuẩn bị tính sẵn sàng tác chiến trước năm 2017 nếu xảy ra một cuộc chiến tranh Đài Loan, Giám đốc CIA, William Burns phát biểu hồi tháng Hai. Trung Quốc cũng đã gia tăng sức mạnh quân sự trước thềm cuộc bầu cử tổng thống của hòn đảo này vào tháng Giêng.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2013, Tập Cận Bình và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của lực lượng quân đội được hiện đại hóa để thể hiện sức mạnh trên toàn cầu và đảm bảo các tuyến đường thương mại mang tính quan trọng sống còn của Trung Quốc.

Nhưng trong các lo ngại về xảy ra xung đột, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ chật vật trong việc đảm bảo các tuyến huyết mạch trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng, có thể khó khăn để duy trì một chiến tranh Đài Loan kéo dài.

Trung Quốc đã nhập khẩu 515,65 triệu tấn dầu thô trong 11 tháng qua, tính đến tháng 11, tương đương 11,27 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo số liệu chính thức, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lầu Năm góc ước tính khoảng 62% lượng dầu và 17% khí đốt tự nhiên của Trung Quốc được nhập khẩu qua eo biển Malacca và Biển Đông, các cửa ngõ chính trên Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đang dịch chuyển để đa dạng hóa nguồn cung, với ba tuyến ống dẫn chính từ Nga, Myanmar và Kazakhstan, chiếm khoảng 10% sản lượng dầu thô nhập khẩu trong năm 2022, theo số liệu hải quan và truyền thông nhà nước.

Các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào Moscow sau cuộc xâm lược Ukraine cũng dẫn đến việc Trung Quốc trữ thêm nhiều dầu thô rẻ từ phía Nga, quốc gia cung cấp hàng đầu.

Thực phẩm cũng là một bức tranh phức tạp. Số liệu đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc – dùng làm thực phẩm cho động vật - được vận chuyển từng phần qua Ấn Độ Dương, nhưng các mặt hàng khác như kali carbonat (K2CO3), cần dùng trong phân bón, lại di chuyển qua các tuyến đường khác.

Trung Quốc vẫn giữ ‘cộng đồng vận mệnh chung’ với Việt Nam trên văn bản chữ Hán?

Căn cứ vây xung quanh

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ, dừng nạp nhiên liệu trên một căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Garcia, vào tháng 10/2001

Trung Quốc có một mạng lưới vệ tinh quân sự rộng khắp nhưng chỉ một căn cứ quân sự, và không có hệ thống phòng không đi từ đất liền ra biển, đối với các hoạt động hải quân triển khai trên Ấn Độ Dương.

Trong báo cáo thường niên hồi tháng 10 về quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã liệt kê 11 căn cứ tiềm năng của Trung Quốc trên các rìa của Ấn Độ Dương, gồm tại Pakistan, Tanzania và Sri Lanka. Những địa điểm này cho thấy quy mô thương mại và ngoại giao theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập. Nhưng những địa điểm này không trở thành một tài sản quân sự chính, không có sự hiện diện vĩnh viễn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hoặc được công khai biết đến là các đảm bảo tiếp cận trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột, các phái viên và một nhà ngoại giao châu Á nói với Reuters.

Căn cứ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc là ở Djibouti, rìa phía tây của Ấn Độ Dương, được mở vào năm 2017 và có sức chứa 400 tàu biển, cho thấy Trung Quốc tham gia tuần tra chống hải tặc quốc tế quanh Sừng Châu Phi kể từ năm 2008.

Thế nhưng căn cứ này lại không có đường băng và bị kẹp giữa các cứ điểm quân sự của bảy quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Pháp và Anh.

Sự hiện diện của Mỹ trên Ấn Độ Dương là tương phản rõ rệt, cho thấy cách thiết lập lực lượng thời Chiến tranh Lạnh. Hạm đội 5 đóng ở Bahrain trong khi Hạm đội 7 đặt chính tại Nhật Bản, chỉ hoạt động ở Diego Garcia, một hòn đảo thuộc Anh có đường băng cho những máy bay ném bom tầm xa và vùng biển để các tàu sân bay của Mỹ có thể neo đậu.

Ở phía đông, Úc đang tăng cường tuần tra sử dụng máy bay P-8 Poseidon trên biển và mở rộng căn cứ ở vùng biển phía tây dành cho Anh và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, và cuối cùng, là các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Úc.

Biển Đông: Mỹ tuyên bố thách thức các hạn chế 'phi pháp' của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan

Nguồn hình ảnh, ReutersChụp lại hình ảnh, Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ di chuyển qua eo biển Malacca vào năm 2018

Đang diễn ra

Châu Ba, một vị tướng cấp cao đã về hưu của Quân đội Nhân dân Trung Hoa, và là một nhà nghiên cứu an ninh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho biết, ông biết được các cuộc tranh luận ở nước ngoài về những điểm yếu của Trung Quốc nhưng những kịch bản đưa ra chỉ mang tính giả định.

Nếu Trung Quốc và Phương Tây đụng độ quân sự trên Ấn Độ Đương, thì cuộc xung đột đó, về bản chất sẽ “hầu như không thể kiểm soát được” xét về quy mô và địa điểm, ông Châu nói. “Ở điểm đó, đây là một cuộc chiến tranh lớn, liên quan đến nhiều nước,” ông nói với Reuters. Ông vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần mở rộng việc triển khai và lựa chọn các căn cứ để tăng cường vị thế.

Các phái viên và nhà phân tích quân sự theo dõi việc triển khai trên Ấn Độ Dương nói Trung Quốc nhìn chung vẫn duy trì bốn hoặc năm tàu thăm dò và số lượng tàu chiến và tàu ngầm tấm công vào bất kỳ lúc nào. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thử nghiệm tài sản tiềm năng nhất trên Ấn Độ Dương, một nhà cựu phân tích tình báo từ Phương Tây nói.

Một số nhà phân tích kỳ vọng điều này sẽ thay đổi, trong bối cảnh các tài liệu của PLA nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuần tra chống hải tặc để bảo vệ các tuyến đường cung ứng trên Ấn Độ Dương. Trung Quốc có thể mở rộng việc tuần tra nếu “các quốc gia bá quyền” thực thi sự kiểm soát liên quan đến các tuyến vận chuyển quan trọng, theo 2020 Science of Military Strategy, một báo cáo năm 2020 chính thức phác thảo những ưu tiên chiến lược của Trung Quốc.

Trong khi hải quân Trung Quốc vẫn giữ các tàu ngầm hạt nhân có trang bị tên lửa đạn đạo, gần căn cứ trên đảo Hải Nam, các tàu ngầm tấn công của Bắc Kinh được cho sẽ có tầm hoạt động rộng hơn khi được cải tiến, tạo nên một thách thức đối với Mỹ.

“Chúng ta có thể thấy họ đang thận trọng, rõ ràng thận trọng hơn mức mong đợi,” cựu Chuẩn Đô Đốc Mỹ Admiral Michael McDevitt, người trong quyển sách hồi năm 2020 đã dự đoán về cuối cùng có một sự hiện diện quân sự quan trọng của Trung Quốc để đảm bảo các tuyến đường biển trên Ấn Độ Dương.

“Tôi không nói rằng họ sẽ không đạt được, nhưng dường như họ chưa thấy thoải mái, đặc biệt với các tàu sân bay của mình – và việc mở rộng kiểm soát vùng trời sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với họ khi xảy ra một cuộc xung đột.

Bà Thái Anh Văn nói các vấn đề nội bộ làm Trung Quốc khó mà 'tấn công Đài Loan' vào lúc này

Vấn đề ngăn chặn

Nguồn hình ảnh, ReutersChụp lại hình ảnh, Một cầu tàu trên đảo Madae, thị trấn Kyaukpyu, bang Rakhine của Myanmar vào tháng 10/2015

Thậm chí khi Trung Quốc không thể đạt được sự thống trị, một số nhân tố có thể chuyển sang hướng có lợi cho Bắc Kinh, một số nhà phân tích nói. Việc ngăn chặn khó thực thi xét trong bối cảnh về tính lưu động của nền thương mại, và dầu thô đôi khi được tiến hành giao thương trong chuyến hải hành.

Theo dõi và kiểm soát các chuyến tàu sẽ là một công việc khổng lồ, trong bối cảnh các hoạt động chống Trung Quốc sẽ cần để đảm bảo việc di chuyển đến các nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.

“Bạn không ngăn chặn các chuyến tàu của đối thủ và cho phép tàu của mình đi tiếp,” nhà nghiên cứu Brewster nói.

Các sử gia vẫn còn tranh cãi về tính hiệu quả trong việc ngăn chặn Đức trong Thế chiến lần nhất và Nhật Bản trong Thế chiến lần hai.

Trung Quốc vẫn lĩnh hội được một số bài học. Quốc gia này đã có nguồn dự trữ chiến lược và thương mại dầu thô đủ trong 60 ngày, theo công ty phân tích Vortexa and Kpler. Nguồn dự trữ xăng của Trung Quốc được trữ một phần dưới đất và không thể bị vệ tinh phát hiện.

Trung Quốc có ít nguồn khí đốt tự nhiên dư thừa nhưng cũng ngày càng gia tăng được số lượng từ các ống dẫn dầu qua Nga, Trung Á và Myanmar.

Trung Quốc cũng phần lớn đủ cung cấp xét về nguồn lúa mì và gạo, và có trữ một số lượng lớn, mặc dù số lượng bao nhiêu vẫn là bí mật quốc gia.

Hồi năm 2022, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) tại Washington đã yêu cầu Lầu Năm Góc đưa ra một báo cáo mật về những yêu cầu quân sự về ngăn chặn vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, chi tiết chưa được nêu trước đó.

“Báo cáo cũng nên cân nhắc mức độ Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng khi xảy ra một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột qua các nguồn cung, bằng phân bổ nguồn cung, và dựa vào vận chuyển trên đất liền,” ủy ban này nêu.

Chia sẻ Facebook