Ấn Độ đã có súng trường, lựu đạn và mìn hẹn giờ 2.000 năm trước?
Các nhà lịch sử cho rằng thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào thế kỷ thứ 9 và là 1 trong 4 phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều văn bản và bằng chứng cho thấy người Ấn Độ đã sử dụng thuốc nổ, súng trường, lựu đạn và thậm chí là mìn hẹn giờ từ 2.000 năm trước.
Nhà thám hiểm nghiệp dư Praveen Mohan gần đây đã có phát hiện rất thú vị về việc người người Ấn Độ đã chế tạo được thuốc nổ, súng và lựu đạn từ 2.000 năm trước.
Nhà triết học Hy Lạp, Philostratus, người sống cách đây 1.800 năm đã đưa ra một lời giải thích hoàn toàn khác về lý do tại sao Alexander Đại đế chấm dứt xâm lược Ấn Độ và quay trở về nhà.
Trong một tài liệu, Philostratus viết: “Những những người đàn ông thực sự khôn ngoan sống giữa những dòng sông Hyphasis và sông Hằng, những người đàn ông thánh thiện, người yêu dấu bởi các vị thần… đánh bại kẻ thù của họ với giông bão và sấm sét bắn ra từ những bức tường”
Trong một đoạn khác, mô tả về việc người Ấn Độ chiến đấu với quân đội của kẻ thù như thế nào, Philostratus viết: “Họ không hề tỏ ra kháng cự, và tỏ ra hoàn toàn yên lặng, nhưng khi kẻ thù đến gần, họ ném ra những cơn bão của những tia chớp và sấm sét từ trên cao, và kẻ thù nhanh chóng rút lui.”
Những giông bão, sấm sét hay tia chớp bắn ra từ phía tường thành hoặc từ trên cao phải chăng nói đến những vũ khí gây nổ như súng, lựu đạn hay bom? Hơn 2.000 năm trước, liệu người Ấn Độ đã có thể chế tạo ra súng, lựu đạn hay bom?
Lựu đạn đã được Ấn Độ sử dụng hơn 2.000 năm trước?
Trong một ngôi đền cổ ở Ấn Độ có tuổi thọ 1.300 tuổi, Praveen Mohan phát hiện ra một bức tượng 10 đầu 20 tay của Ravana- vua quỷ xứ Lanka, nhân vật trong sử thi Ramayana thế kỷ thứ 3 TCN. Bức tượng Ravana có 2 tay cầm 2 vật thể hình quả cầu có một cái vòng tròn đính vào thân quả cầu và 2 tay khác đang tháo cái vòng tròn này ra.
2 vật thể này rất giống với hình dáng của một quả lựu đạn hiện đại với chốt an toàn hình cái nhẫn. Phải chăng bức tượng mô tả Ravana đang tháo chốt an toàn của 2 quả lựu đạn và ném về phía kẻ thù?
Trong sử thi Ramayana, có một vũ khí được gọi là Veer Ghatini Shakti hay Parjanyastra. Nó được nhắc đến như một vũ khí cần được ném về phía kẻ thù và cả hai tay phải được sử dụng khi ném. Khi được ném ra, nó sẽ xé kẻ thù thành từng mảnh.
Nếu không xuất hiện lựu đạn ở Ấn Độ cổ đại, làm thế nào để thợ điêu khắc có thể mô tả nó chính xác ở bức tượng được điêu khắc 1.300 năm trước cũng như đề cập nó trong các văn bản cổ xưa?
Ấn Độ đã có súng trường trước khi Châu Âu phát minh ra?
Praveen Mohan đã phát hiện trong một ngôi đền cổ ở Ấn Độ có điêu khắc hình một người Ấn Độ trong trang phục cổ đại đang nạp đạn cho một khẩu súng trường theo phong cách cổ xưa.
Nhưng dù sao thì hình điêu khắc này chưa thuyết phục được những người còn hoài nghi.
Nhưng trong một ngôi đền cổ khác, Praveen Mohan phát hiện ra bức điêu khắc một người đàn ông đang ngồi trên ngựa và đang rút kiếm. Ở phía dưới, một người đàn ông khác đang cầm một cây gậy dài, một đầu kẹp vào nách, một đầu hướng phía về người cưỡi ngựa. Mắt trái của người đàn ông phía dưới nhắm lại và mắt phải đang mở để ngắm đầu cây gậy về phía ngực trái của người cưỡi ngựa.
Khi nhìn vào hình này, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ gì rằng chiếc gậy kia chính là khẩu súng trường và người ở phía dưới đang ngắm bắn vào trái tim của người trên ngựa.
Người đàn ông cầm súng không mặc quần áo hiện đại, thậm chí là quần áo thời trung cổ. Ông ta được thể hiện với chỉ một chiếc khố và kiểu tóc của ông giống kiểu tóc cổ xưa của người Ấn Độ.
Súng trường được người Châu Âu phát minh vào thế kỷ XV. Nếu hơn 600 năm trước tại Ấn Độ đã có súng trường, liệu nó có được đề cập đến trong các văn bản cổ đại không?
Trong 1 văn bản cổ Ấn Độ có tên là Manusmriti được các nhà sử học xác định có tuổi đời khoảng 2.000 năm tuổi. Trong chương 7 văn bản có nói:
“Không ai được sử dụng vũ khí giấu kín, có mũi tên có gai, mũi tên tẩm độc, hoặc đạn được đốt bằng lửa.”
Đạn được đốt bằng lửa? Phải chăng đó là một khẩu súng?
Một văn bản Ấn Độ khác gọi là Naisadha Charita xuất hiện từ thế kỷ XII cũng nói về súng. Nó so sánh lỗ mũi của một người phụ nữ với một khẩu súng 2 nòng.
Thuốc súng và mìn hẹn giờ đã được sử dụng trong thời gian dài ở Ấn Độ cổ
Praveen Mohan còn phát hiện ra rằng trong một văn bản Ấn Độ cổ gọi là Atharva Rahasya của đạo Hindu, chứng minh rõ ràng rằng người Ấn Độ đã đã sản xuất thuốc súng trong một thời gian dài.
Đây là một trích dẫn từ văn bản: “Chất lượng của thuốc nổ, được chuẩn bị bởi sự kết hợp của than củi, lưu huỳnh và các vật liệu khác, phụ thuộc vào kỹ năng của người tạo ra nó, hỡi Nữ thần Lakshmi, xuất hiện nhanh chóng trước mặt tôi, tương xứng với lòng nhiệt thành và đức tin của tôi.”
Đặc biệt hơn nữa, Praveen Mohan còn phát hiện ra rằng, người Ấn Độ cổ đại không chỉ sử dụng súng và lựu đạn, họ còn sử dụng mìn hẹn giờ, thứ có thể xác định thời gian nổ một cách chính xác để tiêu diệt kẻ thù.
Một văn bản Ba Tư cổ gọi là Mojmal al-Tawarikh, được viết vào năm 1126 sau Công nguyên, khoảng 900 năm trước, nói điều này: “Những người Bà La Môn đã khuyên (Vua) Haal để có một con voi làm bằng đất sét và để đặt nó trong xe của quân đội của ông, và khi quân đội của vua Kashmir đến gần hơn, con voi phát nổ và ngọn lửa thiêu rụi một phần lớn quân xâm lược.”
Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng người Ấn Độ cổ không chỉ sử dụng những vũ khí đơn giản như lựu đạn, họ cũng có thể tính thời gian nổ một cách chính xác.
Các văn bản không cung cấp thêm thông tin về làm thế nào người Ấn Độ hẹn giờ nổ, như sử dụng một bộ đếm thời gian như ngày nay, hoặc sử dụng dây cháy chậm dài để kích hoạt vụ nổ.
Điều cần nói thêm là văn bản Ba Tư cổ này đã 900 tuổi và nó lại là một bản dịch của một cuốn sách tiếng Phạn được viết nhiều năm trước thời điểm đó. Điều đó có nghĩa, người Ấn Độ cổ đại đã sử dụng mìn hẹn giờ hơn một nghìn năm trước.
Đất nước Ấn Độ bí ẩn
Không chỉ phát hiện ra người Ấn Độ cổ đã sử dụng thuốc nổ, súng, lựu đạn và mìn hẹn giờ, Praveen Mohan và những người khác còn phát hiện rằng người Ấn Độ cổ đã có thể từng sở hữu những thứ công nghệ cao như máy tiện đá, cơ cấu bánh răng truyền động , ống nhòm , hay thậm chí cả tên lửa .
Tuy vậy cho đến hiện nay, không ai giải thích được thời gian chính xác xuất hiện những công nghệ này và vì sao chúng bị thất truyền cho người Ấn Độ hiện nay.
Video của Praveen Mohan:
Theo Praveen Mohan
Thiện Tâm
Đền Hoysaleswara, Ấn Độ: Những cột trụ đá cổ đại được chế tác bằng… máy tiện?
Tới thăm đền Hoysaleswara, khi nhìn thấy đường nét chạm khắc tinh xảo của những kiến trúc bằng đá... du khách không khỏi kinh ngạc